Xuất khẩu than đá hai tháng đầu năm đều giảm về lượng và trị giá, nhưng ngược lại nhập khẩu lại tăng cả lượng và trị giá
(VINANET) – Số liệu thống kê từ TCHQ cho thấy, tháng 2/2015 Việt Nam đã xuất khẩu 216,8 nghìn tấn than đá, trị giá 23,7 triệu USD, tăng 59,8% về lượng và tăng 64,3% về trị giá so với tháng đầu năm 2015, nâng lượng than đá xuất khẩu tính từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015 là 351 nghìn tấn than đá, trị giá 38 triệu USD, giảm 81,27% về lượng và giảm 72,17% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu than đá sang các thị trường như Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Lào, Malaixiai…. trong đó Nhật Bản là thị trường chiếm thị phần lớn, chiếm 30,1% tổng lượng than đá xuất khẩu, tương đương với 105,9 nghìn tấn, trị giá 11,4 triệu USD, giảm 53,19% về lượng và giảm 54,55% về trị giá so với 2 tháng năm 2014.
Thị trường nhập nhiều than đá lớn thứ hai sau Nhật Bản là Indonesia với lượng nhập 66 nghìn tấn, trị giá 4,6 triệu USD, tăng 5354,55% về lượng và tăng 3.004,21% về trị giá so với cùng kỳ - đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội.
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu than đá sang các thị trường khác như: Thái Lan, Lào, Malaixia, Hàn Quốc, Ấn Độ. Đáng chú ý, trong hai tháng 2015, thị trường xuất khẩu than đá của Việt Nam có thêm thị trường Đài Loan, nhưng lại thiếu vắng thị trường Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê thị trường xuất khẩu than đá 2 tháng năm 2015
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
|
2T/2015
|
2T/2014
|
% so sánh với cùng kỳ
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
Tổng KN
|
351.046
|
38.043.872
|
1.874.573
|
136.678.433
|
-81,27
|
-72,17
|
Nhật Bản
|
105.939
|
11.475.993
|
226.306
|
25.247.684
|
-53,19
|
-54,55
|
Indonesia
|
66.000
|
4.620.000
|
1.210
|
148.830
|
5.354,55
|
3.004,21
|
Thái Lan
|
25.802
|
2.813.353
|
20.720
|
2.444.550
|
24,53
|
15,09
|
Lào
|
25.730
|
2.735.946
|
20.026
|
2.114.641
|
28,48
|
29,38
|
Malaixia
|
18.954
|
2.527.735
|
3.300
|
303.600
|
474,36
|
732,59
|
Hàn Quốc
|
13.699
|
2.062.314
|
171.602
|
12.804.589
|
-92,02
|
-83,89
|
Ấn Độ
|
6.400
|
1.004.800
|
6.600
|
1.313.400
|
-3,03
|
-23,50
|
Đài Loan
|
6.148
|
872.382
|
|
|
|
|
Trung Quốc
|
|
|
1.410.509
|
90.332.140
|
|
|
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)
Là nước xuất khẩu than đá nhiều năm qua, nhưng hiện tại Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu trở lại than đá.
Theo con số cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2015, cả nước đã nhập khẩu 575,7 nghìn tấn than đá, trị giá 61,5 triệu USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 7,4% về trị giá so với 2 tháng năm 2014.
Điều đáng nói hơn, nguồn than nhập khẩu của Việt Nam đến cả từ Trung Quốc- quốc gia mà từ nhiều năm qua luôn là thị trường nhập khẩu than lớn từ nước ta. Hai tháng 2015, nước ta đã phải nhập khẩu 62,3 nghìn tấn than đá từ thị trường Trung Quốc, chiếm 10,8% tổng lượng than nhập khẩu, trị giá 15,1 triệu USD.
Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC) cho biết: Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước theo kịch bản cơ sở năm 2020 là 330 tỷ kWh và năm 2030 là 695 tỷ kWh thì ngoài các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện chạy dầu- khí, năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, cần xây dựng nguồn nhiệt điện chạy than. Số lượng các dự án nhiệt điện than phải xây dựng của Quy hoạch điện VII là 61 dự án với tổng công suất là 71.710 MW, từ đó tính ra nhu cầu than của ngành điện năm 2020 là 67,3 triệu tấn, năm 2030 là tới 171 triệu tấn. Còn theo Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 thì sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than năm 2020 chỉ đạt 60- 65 triệu tấn và năm 2030 là hơn 75 triệu tấn, trong khi than trong nước sản xuất không chỉ cung cấp cho điện mà còn cho các ngành kinh tế quốc dân khác cũng như XK. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu, nước ta sẽ phải NK khoảng 100 triệu tấn than vào năm 2030.
Nguồn:Vinanet