menu search
Đóng menu
Đóng

Trao đổi hàng dệt may, giày dép và nguyên phụ liệu giữa Việt Nam- Ấn Độ tăng mạnh

11:00 27/05/2013
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt may, giày dép của nước ta sang thị trường Ấn Độ đạt 35,89 triệu USD tăng 49,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt may, giày dép của nước ta sang thị trường Ấn Độ đạt 35,89 triệu USD tăng 49,5% so với cùng kỳ năm trước. 
Trong đó kim ngạch nhóm hàng dệt may đạt 26 triệu USD tăng 59,5% và nhóm giày, dép đạt 9,89 triệu USD tăng 28,4%. 
Trong khi đó, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam từ thị trường Ấn Độ trong kỳ đứng ở mức khá cao là 168,58 triệu USD tăng 70,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường này đều có sự gia tăng về kim ngạch trong đó bông là mặt có mức tăng cao nhất với mức tăng 101%.
Kim ngạch các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Ấn Độ  
                                                                                          Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng nhập khẩu
04 tháng đầu 2013
04 tháng đầu 2012
Tăng trưởng
 
(triệu USD)
(triệu USD)
 
1. Bông các loại
101,66
50,34
101 %
2. Xơ, sợi
26,60
17,11
55,4 %
3. Vải
16,79
13,73
22,2 %
4 Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
23,53
17,73
32,7 %
Tổng
168,58
98,91
 
                                                                       Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Ấn Độ là thị trường tiêu thụ và là một trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu dệt may, da giày hàng đầu thế giới. Chỉ riêng nhóm hàng may mặc, hàng năm nước này tiêu thụ một lượng hàng may mặc trị giá khoảng 50 tỷ USD. Theo dự báo của Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Ấn Độ tới năm 2020, quy mô thị trường của nhóm hàng này đạt khoảng 125 tỷ USD. Trong năm 2012/2013, Ấn Độ xuất khẩu một lượng hàng dệt may trị giá khoảng 30 tỷ USD thấp hơn mục tiêu đề ra là 39,6 tỷ USD chủ yếu do nhu cầu từ thị trường Mỹ và Châu Âu sụt giảm cũng như các đơn hàng từ những thị trường Nhật Bản, Úc, Israel, Mỹ La-tin, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông không đạt được kỳ vọng mặc dù Chính phủ đã có những hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tại các thị trường mới này./.  
(TTNN)

Nguồn:Thị trường