(VINANET) – Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản bất ngờ giảm trong tháng 6 so với một năm trước trong dấu hiệu lo lắng kinh tế chậm lại của Trung Quốc đang ảnh hưởng tới nhu cầu nước ngoài và có khả năng làm suy yếu nỗ lực hồi sinh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới của Tokyo.
Xuất khẩu tăng 7,4% tính đến tháng 6 năm nay, thấp hơn ước tính trung bình là tăng 10,3%. Điều này có thể là một lo ngại đối với Thủ tường Shinzo Abe do cho rằng riêng một đồng yên yếu có thể không đủ để duy trì xuất khẩu.
Trong tháng 6, cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt tháng thứ 12 liên tiếp, cho thấy một đồng yên yếu cũng là một gánh nặng do nó làm tăng chi phí nhập khẩu năng lượng.
Yasuo Yamamoto, một nhà kinh tế cao cấp tại Viện nghiên cứu Mizuho cho biết về tổng thể hình ảnh này không mạnh mẽ. Sự suy thoái của Trung Quốc đang bắt đầu trở thành nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể vẫn mạnh trong quý 2 do chi tiêu tiêu dùng, tuy nhiên xuất khẩu sẽ không là một yếu tố mạnh.
Số liệu trong quý 1 cho thấy Nhật Bản là nền kinh tế lớn tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, một trong hai đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản đã tăng 4,8% trong tháng 6 so với cùng tháng năm trước, thấp hơn mức tăng 8,3% trong tháng 5, với một dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang gây tác động tới nhu cầu đối với hàng hóa Nhật Bản.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đối tác thương mại chính khác của Nhật Bản tăng 14,6% tính đến tháng 6 so với mức 16,3% tính đến tháng 5, cho thấy nhu cầu giảm nhẹ tại nền tính tế lớn nhất thế giới.
Nhập khẩu của Nhật Bản tăng 11,8% trong tháng 6 so với một năm trước, ít hơn ước tính trung bình tăng 13,6%.
Cán cân thương mại trở thành thâm hụt 180,8 tỷ yên (1,81 tỷ USD), nhiều hơn ước tính trung bình là 160,6 tỷ yên thâm hụt.
Đồng yên giảm khoảng 20% so với đồng đô la kể từ tháng 11 do dự đoán ngân hàng trung ương Nhật Bản nới lỏng tiền tệ tích cực.
Đồng yên giảm đã hỗ trợ xuất khẩu đến một mức độ nhất định, tuy nhiên nó cũng gây tăng chi phí nhập khẩu năng lượng do Nhật Bản phải nhập khẩu nhiều nhiên liệu bởi hầu hất các lò phản ứng hạt nhiên đã ngừng hoạt động kể từ thảm họa Fukushima vào tháng 3/2011.
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã giảm 9 trong 10 quý qua, và lo lắng về tăng trưởng có thể tiếp tục giảm do nước này cố gắng hạn chế đầu tư tài sản cố định. Điều này có thể gây hại tới xuất khẩu của Nhật Bản.
Thủ tướng Abe đã tiến hành chương trình Abenomics về chính sách tiền tệ mạnh, cải tổ nền kinh tế và chi tiêu của chính phủ linh hoạt để kết thúc 15 năm giảm phát.