menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia tăng trước ngày nghỉ lễ Ramadan

15:39 02/07/2012
Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia – nước sản xuất lớn nhất thế giới – có thể tăng 9,5% trong tháng 6/2012 do nhu cầu duy trì trước tháng ăn chay của người hồi giáo Ramadan.

 

Vinanet - Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia – nước sản xuất lớn nhất thế giới – có thể tăng 9,5% trong tháng 6/2012 do nhu cầu duy trì trước tháng ăn chay của người hồi giáo Ramadan.

Xuất khẩu dầu cọ tăng lên 1,5 triệu tấn so với 1,37 triệu tấn trong tháng 5/2012, trong khi đó sản lượng có thể thay đổi chút ít đạt 2,1 triệu tấn, theo điều tra của Bloomberg.

Lượng tồn kho cũng sẽ thay đổi chút ít ở mức 1,85 triệu tấn.

Giá dầu cọ kỳ hạn mất 17% từ mức cao nhất 13 tháng qua trong tháng 4/2012 do khủng hoảng nợ châu Âu và  nền kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, nước sử dụng dầu ăn lớn nhất, nhu cầu giảm, khả năng chi phí hạn chế đối với Nestle SA (NESN) – nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới và doanh thu cắt giảm đối với PT Astra Agro Lestari and Golden Agri-Resources Ltd. (GGR), người trồng lớn thứ hai.

“Nhu cầu toàn cầu, từ Ấn Độ và các quốc gia khác thường tăng 15 – 20% trong mùa lễ hội”, Derom Bangun, Phó chủ tịch tại Ủy ban dầu cọ Indonesia – một tập đoàn trồng và chế biến dầu cho biết. “Điều này sẽ hậu thuẫn giá dầu cọ do áp lực từ khủng hoảng nợ châu Âu vẫn còn khá mạnh mẽ”.

Tháng thánh lễ Ramadan năm nay bắt đầu vào cuối tháng 7/2012 là thời kỳ mà tiêu thụ dầu ăn thường tăng lên do ngày nghỉ dài hạn với những bữa ăn cộng đồng. Lễ hội Eid al- Fitr kết thúc tháng ăn chay.

Quý tồi tệ nhất

Indonesia đã xuất khẩu 1,37 triệu tấn dầu cọ trong tháng 5/2012, giảm 1,4% so với tháng 4/2012, theo số liệu từ Hiệp hội dầu cọ Indonesia. Mức này thấp hơn ước tính trung bình 1,63 triệu tấn từ 4 công ty trong một cuộc điều tra của Bloomberg hôm 31/5.

Dầu cọ mất 12% trong quý I/2012 và được thiết lập ở mức tồi tệ nhất kể từ giai đoạn cuối tháng 3/2011. Giá dầu cọ giao kỳ hạn tháng 9/2012 tăng 0,4% lên 3.009 ringgit/tấn tại Sở giao dịch hàng hóa và phái sinh Malaysia. Giá dầu đậu tương đã giảm 5,6% trong quý I/2012.

Giá dầu cọ dự kiến đạt khoảng 2.800-3.000 ringgit đến tận tháng 7/2012, do nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì ở mức cao, Susanto, giám đốc tiếp thị tại Hiệp hội dầu cọ cho biết.

Nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ - nước tiêu thụ dầu ăn lớn thứ hai thế giới – tăng ¼ trong tháng 5/2012, tăng 35% lên 896.921 tấn so với 664.133 tấn cùng kỳ năm ngoái, Hiệp hội chiết xuất dung môi Ấn Độ cho biết. Mức này cao hơn so với ước tính trung bình 850.000 tấn từ điều tra của 5 nhà chế biến và môi giới hãng Bloomberg.

Thuế thấp

Nhập khẩu dầu cọ thô đã tăng 11% lên 520.451 tấn trong tháng 5/2012, và mua gấp hơn hai lần lượng dầu cọ tinh chế lên 165.426 tấn.

“Ngành công nghiệp thực phẩm vẫn là thị trường chính đối với dầu cọ, bởi vậy tôi không quá lo lắng về xu hướng nhu cầu suy yếu”, Sahat Sinaga, giám đốc điều hành của Liên minh công nghiệp dầu thực vật Indonesia cho biết. “Miễn là người dân vẫn cần dầu ăn và họ vẫn cần sử dụng dầu cọ là thành phần chính, nhu cầu sẽ không bao giờ hết”.

Cơ cấu thuế xuất khẩu của Indonesia là làm cho sản phẩm dầu cọ của mình hấp dẫn hơn so với Malaysia, nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, Sinaga cho biết. Ông hy vọng xuất khẩu dầu cọ tinh chế sẽ đại diện cho 51% trong tổng số lô hàng xuất khẩu trong năm nay, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Indonsia đã cắt giảm thuế xuất khẩu dầu cọ thô xuống còn 15% trong tháng 7/2012, mức mới nhất từ tháng 1/2012, từ 19,5% trong tháng 6/2012, Deddy Saleh, Tổng Giám đốc ngoại thương tại Bộ thương mại cho biết. Giá cơ sở để tính toán thu thuế được cắt giảm còn 944 USD/tấn so với 1.098 USD/tấn.

Chính phủ xem xét mức thuế suất và giá xuất khẩu cơ sở hàng tháng dựa trên tỉ lệ trung bình ở Kuala Lumpur, Rotterdam và Jakarta. Các nhà xuất khẩu có thể trì hoãn một số chuyến hàng đến tháng 7 để được hưởng lợi mức thuế thấp hơn, Joko Supriyono, Tổng thư ký của Hiệp hội dầu cọ cho biết.

Nguồn:Internet