menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu gạo đạt 1,03 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2012

15:16 25/05/2012

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012 bắt đầu khá chậm trong tháng 1/2012, chỉ đạt 256.127 tấn nhưng từ tháng 2/2012 lượng gạo xuất khẩu tăng đều đặn với 448.848 tấn; tháng 3/2012 đạt 603.883 tấn, đặc biệt trong tháng 4 tăng mạnh 45% về lượng và tăng 36,33% về kim ngạch với 872.279 tấn, trị giá 380,07 triệu USD, giá XK trung bình đạt 433 USD/tấn FOB.

(Vinanet)Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012 bắt đầu khá chậm trong tháng 1/2012, chỉ đạt 256.127 tấn nhưng từ tháng 2/2012 lượng gạo xuất khẩu tăng đều đặn với 448.848 tấn; tháng 3/2012 đạt 603.883 tấn, đặc biệt trong tháng 4 tăng mạnh 45% về lượng và tăng 36,33% về kim ngạch với 872.279 tấn, trị giá 380,07 triệu USD, giá XK trung bình đạt 433 USD/tấn FOB; đưa lượng gạo xuất khẩu cả 4 tháng đầu năm.lên 2,2 triệu tấn, tương đương 1,03 tỷ USD (trong đó hợp đồng tập trung chiếm 28,46% và hợp đồng thương mại chiếm 71,54%), giảm 10% về lượng và giảm 22,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2011; đơn giá bình quân theo giá FOB đạt 466,61 USD/tấn giảm 8,39 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm 3,06% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt khoảng 5,4 triệu tấn gạo.

Liên tục trong tháng 3 và tháng 4/2012 Trung Quốc vươn lên là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, tháng 4 xuất sang Trung Quốc 392.645 tấn gạo, thu về 166,76 triệu USD; đưa lượng gạo cả 4 tháng xuất sang thị trường này lên 679.747 tấn, tương đương 293,84 triệu USD (chiếm 30,92% về lượng và chiếm 28,46% về kim ngạch), tăng mạnh 344,2% về lượng và tăng 291,23% về kim ngạch so cùng kỳ năm ngoái.

Malaysia đứng vị trí thứ 2 với 257.909 tấn, trị giá 138,93 triệu USD (chiếm 11,73% về lượng và chiếm 13,45% về kim ngạch), tăng 26,88% về lượng và tăng 31,67% về kim ngạch so cùng kỳ.

Thứ 3 là xuất khẩu sang Indonesia với 255.447 tấn, trị giá 138,36 triệu USD (chiếm 11,62% về lượng và chiếm 13,4% về kim ngạch), giảm 62,53% về lượng và giảm 59,48% về kim ngạch so cùng kỳ.

Các thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh cả về lượng và kim ngạch trong 4 tháng đầu năm là: Hà Lan (tăng 286,17% về lượng và tăng 303% về kim ngach); Trung Quốc (tăng 344,2% về lượng và tăng 291,2% về kim ngach) và Nam Phi (tăng 174,55% về lượng và tăng 144,4% về kim ngach).

Thị trường xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2012

 
 
 
 
Thị trường
 
T4/2012
 
4T/2012
 
%Tăng, giảm T4/2012 so với T3/2012
 

%Tăng, giảm 4T/2012 so với cùng kỳ

Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
 
Lượng
(%)
 
Trị giá (%)
 
Lượng
(%)
 
Trị giá (%)
Tổng cộng
872.279
380.066.495
2.198.493
1.032.571.305
+44,45
+36,33
-19,00
-22,90
Trung Quốc
392.645
166.763.448
679.747
293.836.043
+57,37
+55,24
+344,19
+291,23
Malaysia
57.551
28.697.288
257.909
138.931.135
-31,57
-35,04
+26,88
+31,67
Indonesia
18.000
9.123.981
255.447
138.361.803
-44,61
-43,58
-62,53
-59,48
Bờ biển Ngà
62.238
26.929.450
116.325
50.548.795
+126,84
+134,05
*
*
Philippines
89.750
37.906.335
98.765
42.078.310
+1543,77
+1567,87
-33,71
-46,25
Singapore
9.502
5.195.772
80.887
39.562.551
-37,74
-30,40
-48,30
-48,70
Gana
31.600
14.594.268
80.937
38.795.419
+112,57
+83,52
*
*
Cu Ba
31.500
14.286.583
79.250
36.456.003
+32,63
+31,80
-62,12
-66,97
Senegal
56.800
19.047.750
95.621
33.737.563
+5203,45
+3630,73
*
*
Hồng Kông
8.999
5.830.538
57.218
33.008.724
-30,81
-28,31
-8,06
-2,87
Đài Loan
5.366
2.649.766
48.186
22.368.379
-9,80
+3,94
-2,73
-9,72
Angieri
10.650
4.784.875
35.518
16.339.659
-0,31
+0,95
*
*
Angola
5.350
2.308.124
21.246
9.966.555
+113,32
+73,79
*
*
Đông Timo
9.100
3.697.596
15.073
6.459.337
+7298,37
+4932,11
-31,83
-39,99
Hoa Kỳ
2.313
1.419.211
7.303
4.609.202
+7,23
+13,50
*
*
Nam Phi
6.125
2.796.000
9.266
4.255.335
+102,48
+104,59
+174,55
+144,38
Bỉ
2.122
873.244
5.846
2.575.994
+333,06
+271,28
+44,06
+43,38
Nga
625
279.375
4.719
2.252.096
-69,04
-71,80
-64,31
-66,27
Brunei
650
301.300
3.556
2.021.490
-33,40
-51,74
-42,35
-41,97
Australia
597
430.955
1.403
1.037.451
+114,75
+113,70
-42,48
-33,40
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
599
330.682
1.585
990.282
+61,46
+35,48
+82,18
+79,31
Hà Lan
500
314.625
1.452
874.535
-23,78
-16,29
+286,17
+303,20
Chi Lê
625
278.125
1.900
848.250
-28,57
-28,57
*
*
Ucraina
300
155.550
1.252
665.360
-43,07
-40,96
-64,84
-63,29
Pháp
91
68.897
487
342.379
+35,82
+55,76
+18,78
+40,16
Italia
0
0
525
292.375
*
*
+5,85
+6,19
Ba Lan
75
47250
480
276.015
-59,89
-47,77
-46,96
-30,50
Thổ Nhĩ Kỳ
0
0
600
273.075
*
*
*
*
Tây BanNha
173
99050
296
177.855
+260,42
+171,52
-65,86
-64,86
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tại thị trường trong nước: Giá lúa, gạo vụ Đông Xuân tăng nhẹ trong tháng 4/2012 do xuất khẩu tăng nhưng tồn kho còn nhiều. Bình quân giá lúa khô hạt dài tại kho vào đầu tháng 5/2012 tăng khoảng 141 đồng/kg và lúa thường tăng khoảng 166 đồng/kg so với mức giá cuối tháng 4/2012.

            Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá việc mua tạm trữ 01 triệu tấn gạo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là đã tiêu thụ kịp thời và giữ giá lúa gạo ổn định trong tháng 3/2012, tăng nhẹ trong tháng 4/2012 mặc dù tiến độ xuất khẩu chậm và vụ Đông Xuân vào thu hoạch rộ, thể hiện được tinh thần trách nhiệm chung đối với nông dân. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho tăng vượt mức kỷ lục và giao hàng chậm tạo áp lực lớn lên doanh nghiệp, làm chi phí tăng cao trong bảo quản và giao hàng.

            Về kế hoạch xuất khẩu trong thời gian tới, Hiệp hội Lượng thực Việt Nam sẽ căn cứ vào thời gian và số lượng hợp đồng đã ký kết và khả năng giao hàng, kế hoạch xuất khẩu theo dự kiến trong tháng 5/2012 vào khoảng 750.000 tấn và tháng 6/2012 khoảng 750.000 tấn. Như vậy tính chung cả quý II/2012 xuất khẩu 2,17 trệu tấn gạo, dự kiến 6 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu từ 3,2 – 3,3 triệu tấn gạo các loại.

            Về điều hành, Hiệp hội khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu nên thương lượng với khách hàng chuyển đổi phương thức giao hàng một phần từ container sang giao hàng bằng tàu và đưa container về các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long, kể cả về kho để xếp hàng nhằm giảm áp lực tồn đọng tại các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh làm tăng chi phí lên cao.

            Thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản số 256/VPCP-KTTH ngày 08/3/2012 về việc khống chế đầu mối xuất khẩu gạo, BCH Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đã thống nhất kiến nghị Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo hướng như sau:

            - Về quan điểm: Cần thiết để khống chế đầu mối xuất khẩu gạo nhằm ổn định thị trường, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo đảm lợi ích của người sản xuất.

            - Các biện pháp kỹ thuật để khống chế đầu mối xuất khẩu gạo bao gồm: Khống chế số lượng đầu mối tối đa ở mức 100 thương nhân được xuất khẩu gạo trực tiếp; Các thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu 01 năm không được gia hạn, nếu không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận có thời hạn 05 năm vào thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2012; Các thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo 05 năm, nếu không xuất khẩu được 10.000 tấn gạo trong một năm sẽ bị rút giấy chứng nhận; Các thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, phải sở hữu kho chứa có tích lượng tối thiểu 10.000 tấn và các trang thiết bị, điều kiện khác theo quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Nguồn:Vinanet