menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu hải sản 4 tháng đầu năm 2012

09:16 13/06/2012
Ngành chế biến và XK hải sản từ biển có sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt các DN làm hải sản là các DN vừa và nhỏ, với tiềm lực vốn không lớn nên là nhóm DN chịu nhiều và hầu hết các khó khăn của ngành thủy sản. Năm 2012 là một năm tiếp tục khó khăn đối với các DN thủy sản, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ.

Ngành chế biến và XK hải sản từ biển có sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt các DN làm hải sản là các DN vừa và nhỏ, với tiềm lực vốn không lớn nên là nhóm DN chịu nhiều và hầu hết các khó khăn của ngành thủy sản. Năm 2012 là một năm tiếp tục khó khăn đối với các DN thủy sản, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ.

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã vượt nhiều khó khăn thách thức từ các yếu tố bên ngoài như những biến động của tình hình kinh tế thế giới, những rào cản thương mại và kỹ thuật, những biện pháp bảo hộ từ các thị trường nhập khẩu cùng các yếu tố bên trong như khan hiếm nguyên liệu, giá cả, lãi suất tăng cao, một số chính sách bất cập… để đưa XK thủy sản Việt Nam đạt kim ngạch XK hơn 6 tỷ USD, và đặc biệt là ngành tôm và hải sản Việt Nam đã vượt mốc 2 tỷ USD/năm.

Ngành CB & XK các mặt hàng hải sản từ biển có sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt các DN làm hải sản là các DN vừa và nhỏ, với tiềm lực vốn không lớn nên là nhóm DN chịu nhiều và hầu hết các khó khăn của ngành thủy sản. Năm 2012 là một năm tiếp tục khó khăn đối với các DN thủy sản, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ.

Đến hết tháng 4/2012, giá trị XK các mặt hàng hải sản đạt: 703 triệu USD (trong tổng: 1,79 tỷ USD), chiếm 39% tổng giá trị XK các mặt hàng thủy hải sản Việt Nam. Điểm nổi bật là khi số lượng XK không tăng đáng kể thì mức độ tăng trưởng giá trị XK của các mặt hàng hải sản chủ lực đều ở 2 con số (18 - 26%) so với cùng kỳ 2011, cao hơn mức tăng trung bình toàn nghành (chỉ 12,5%) và cao gấp 3-4 lần mức tăng trưởng của các nhóm mặt hàng có nguồn gốc nuôi trồng (tôm 4,5%, cá tra 9,2%). Đơn giá XK trung bình các mặt hàng hải sản đã có sự điều chỉnh tăng đáng kể trong mấy tháng đầu năm 2012.

Trong đó, các mặt hàng cá ngừ (03 & 16), dù có dấu hiệu chững lại vào tháng 4/2012, nhưng cả 4 tháng đầu năm đã có mức tăng trưởng lớn 18,3% so với cùng kỳ 2011, đạt 175,4 triệu USD (chiếm 25% GT XK hải sản), đặc biệt các mặt hàng cá ngừ chế biến mã HS 16 có mức tăng trưởng XK cao & ổn định trong 4 tháng đầu năm (tăng đến 45,7% so với cùng kỳ).

Các mặt hàng nhuyễn thể, chủ yếu là mực & bạch tuộc, cũng có mức tăng trưởng gần 21% và đạt 179,7 triệu USD (chiếm 25,6% GT XK hải sản). Các mặt hàng cá biển khác cũng duy trì mức tăng trưởng XK ở giai đoạn khó khăn này khi được giá, và có mức tăng GT XK cao đến 24,3% so với 4 tháng 2011, đạt 245,6 triệu USD (35% tổng GT XK hải sản).

Các mặt hàng Cua, ghẹ (24,6 triệu USD) có dấu hiệu sụt giảm khaongr 4% so với tháng 4/2011 và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (23 triệu USD) tiếp tục sụt giảm từ 7,3-7,5% trong 4 tháng đầu năm 2012.

Nguồn:Vasep