menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu hàng dệt may 10 tháng ước đạt 12,54 tỷ USD

16:11 02/11/2012

Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tiếp tục dẫn đầu với 1,4 tỷ USD. Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu của ngành này ước đạt 12,54 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kì.

(Vinanet) Ngành dệt may Việt Nam đã và đang khẳng định là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của đất nước, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 25%-30% trong những năm qua, giá trị thặng dư đang tăng dần, hiện chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Dệt may vẫn tiếp tục dẫn đầu với trị giá xuất khẩu trong 9 tháng năm 2012 đạt 11,14 tỷ USD, tăng 7,15% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, riêng tháng 9 đạt 1,33 tỷ USD, tăng 3,93% so với tháng 9 năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 8%; sang EU đạt 1,81 tỷ USD; sang Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 18,86% và sang Hàn Quốc đạt 748 triệu USD, tăng 18,57% so với cùng kỳ năm 2011.

Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tiếp tục dẫn đầu với 1,4 tỷ USD. Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu của ngành này ước đạt 12,54 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kì. Trong đó, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu thế do các DN này có nhiều lợi thế hơn các DN trong nước về công nghệ, khách hàng và nguồn vốn.

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2012

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T9/2012

 

9T/2012

% tăng, giảm KN T9/2012 so với T9/2011

% tăng, giảm KN 9T/2012 so cùng kỳ

Tổng cộng

1.334.311.184

11.135.945.152

+3,93

+7,15

Hoa Kỳ

652.535.618

5.602.497.133

+5,27

+7,88

Nhật Bản

178.632.635

1.449.544.254

+3,24

+18,86

Hàn Quốc

162.680.208

747.958.447

+24,96

+18,57

Đức

30.037.815

399.667.398

-19,68

-10,85

Anh

36.813.328

336.700.309

+1,90

-3,81

Tây Ban Nha

27.322.528

300.714.631

+10,47

+4,10

Canada

25.324.784

232.055.512

+14,78

+15,19

Hà Lan

17.924.545

178.463.884

-1,60

+3,55

Đài Loan

33.202.430

166.988.327

+15,48

-0,72

Trung Quốc

21.299.520

166.114.927

-21,32

+20,63

Pháp

11.693.953

126.528.535

-28,55

-14,66

Bỉ

6.314.317

109.989.059

-37,71

-15,31

Italia

7.718.687

102.549.679

-3,07

-7,33

Đan Mạch

7.753.265

89.883.568

-22,93

+23,33

Nga

4.705.137

89.344.743

-18,71

+11,94

Hồng Kông

8.653.994

73.149.102

+42,66

+38,44

Campuchia

9.230.915

69.190.004

+50,42

+4,58

Mehico

3.004.803

65.543.514

-48,81

+4,47

Indonesia

7.760.492

55.993.794

+34,21

-10,24

Thổ Nhĩ Kỳ

5.269.746

52.089.104

-8,61

-40,63

Ả Râp Xê Út

6.236.090

49.691.697

+10,07

+42,16

Australia

5.341.598

48.235.771

+27,55

+34,25

Tiểu VQ Arập TN

3.562.012

40.880.706

+7,61

+11,00

Thụy Điển

3.458.674

36.270.116

-38,02

-28,21

Thái Lan

3.025.827

35.832.941

-5,17

+12,53

Malaysia

3.134.390

31.012.928

-23,73

-2,13

Braxin

2.841.832

27.387.831

+69,26

+33,70

Séc

1.895.591

25.861.836

-51,27

-9,66

Panama

1.999.339

24.300.180

-12,48

+57,09

Singapore

1.922.099

23.198.732

-22,45

+10,52

Áo

2.005.015

21.737.178

-36,13

-7,82

Philippin

2.199.876

19.761.361

+68,49

+17,69

Chi Lê

1.786.017

17.339.975

+46,19

+29,01

Ba Lan

2.037.932

16.271.054

+20,32

-19,76

Ucraina

865.426

15.126.060

-36,23

+24,96

Ấn Độ

1.142.977

14.149.836

-42,01

-5,55

Bangladesh

1.034.352

13.385.470

-48,49

-23,15

Nam Phi

908.566

11.580.394

-35,31

-24,72

Achentina

878.569

11.436.232

-56,62

-21,61

Angola

1.538.893

11.358.342

+96,07

+112,28

Slovakia

925.705

11.170.370

-20,59

-19,71

Thụy Sỹ

1.382.072

10.921.564

+20,02

-1,87

Israel

602.784

10.534.467

+36,10

+105,28

Nauy

861.814

9.287.066

-44,00

-23,11

Ai cập

803.550

6.457.602

+36,73

+6,89

Hy Lạp

153.881

6.075.556

-74,57

-8,98

Hungary

213.674

5.774.302

-66,91

-21,52

New Zealand

710.670

5.421.287

-18,60

-1,48

Phần Lan

858.017

4.771.323

-33,92

-52,12

Lào

767.344

4.690.865

+18,10

-5,46

Gana

0

3.651.631

*

-40,90

Myanma

601.400

3.555.881

+426,93

+86,07

Nigieria

2.585.754

3.368.656

+5542,92

+1179,05

Bờ biển Ngà

0

1.747.568

*

*

 

Dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu dệt may chịu tác động giảm sút đơn hàng, nhưng tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn có tăng trưởng cao là nhờ ưu đãi từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam, ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 4 của dệt may Việt Nam.

Cùng với đó, việc khởi động đàm phán các hiệp định thương mại giữa Việt Nam, ASEAN với EU, đặc biệt là Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, TPP có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong thương mại dệt may toàn cầu và Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn ở thị trường rộng lớn này, đặc biệt là thị trường Mỹ. Vì hiện nay, không dừng lại ở 9 nước trong TPP hiện có gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Malaysia, Peru, Mỹ, Việt Nam, TPP sẽ tiếp tục mở rộng thêm nhiều thành viên khác, dự kiến Canada và Mexico sẽ cùng tham gia trong cuộc đàm phán vào tháng 12 tới.

Thực tế hiện nay, dù được đánh giá là một trong những nước sản xuất, cung ứng hàng dệt may ở top đầu của thế giới, nhưng so với 500 tỷ USD tiêu thụ hàng dệt may toàn cầu mỗi năm thì con số 16 đến 17 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn.

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 10, sản xuất vải dệt từ sợi bông ước đạt 26,5 triệu m2, tăng 15,6%; sản xuất quần áo người lớn ước đạt trên 180 triệu cái, tăng 6,5% so cùng kì năm 2011. Tinh chung 10 tháng, sản xuất vải từ sợi bông ước đạt 221,9 triệu m2, tăng 8,3%; quần áo người lớn ước đạt trên 1.572 triệu cái, tăng 6,5%. 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất ngành dệt may vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của cả nước.

Hiện tại, ngoài các khó khăn chung của các doanh nghiệp công nghiệp, các doanh nghiệp dệt may đang đối mặt với việc tranh chấp về mua bán bông giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Hoa Kỳ (thuộc Hiệp hội Bông quốc tế)

Để giảm bớt khó khăn cho các DN trong ngành, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang định hướng phát triển các doanh nghiệp thành nhà sản xuất hàng may mặc lớn trong nước. Thông qua đó, các nhà bán buôn, bán lẻ có thể đặt mua hàng may sẵn hoặc đặt hàng sản xuất theo mẫu tại các nhà máy của công ty trong nước.

 

Nguồn:Vinanet