menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh

15:48 07/07/2014

Hạt tiêu là nhóm hàng xuất khẩu đứng thứ 5 trong nhóm số các nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (đứng sau thủy sản, gỗ, cà phê, gạo), nhưng xuất khẩu hạt tiêu là nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất trong 5 tháng đầu năm, tăng tới 36,8% về lượng và tăng 45,44% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 94.499 tấn, tương đương 662,76 triệu USD)

(VINANET) Hạt tiêu là nhóm hàng xuất khẩu đứng thứ 5 trong nhóm số các nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (đứng sau thủy sản, gỗ, cà phê, gạo), nhưng xuất khẩu hạt tiêu là nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất trong 5 tháng đầu năm, tăng tới 36,8% về lượng và tăng 45,44% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 94.499 tấn, tương đương 662,76 triệu USD); riêng tháng 5 xuất khẩu hạt tiêu lại sụt giảm 22,6% về lượng và giảm 17,5% về kim ngạch so với tháng trước đó.

Dự kiến, xuất khẩu hạt tiêu tháng 6 ước đạt 16 nghìn tấn, giá trị đạt 127 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm lên 111 nghìn tấn với giá trị 790triệu USD, tăng 36,2% về khối lượng và tăng 47,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều đáng chú ý là trong tháng 4 xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường lớn lại sụt giảm mạnh về kim ngạch so với tháng trước đó như: xuất sang Hoa Kỳ giảm 20,85%, sang Singapore giảm 48,21%, sang Ấn Độ giảm 45,75%, Hà Lan giảm 25,94%. Tuy nhiên, kim ngạch lại tăng mạnh ở các thị trường nhỏ như: Thổ Nhĩ Kỳ(+656%), Australia (+131,8%), Bỉ (+353,9%), Nhật Bản (+135%).

Tính chung cả 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu về kim ngạch với 130,76 triệu USD, chiếm 19,73%; Singapore đứng vị trí thứ 2 với 84,4 triệu USD, chiếm 12,73%; U.A.E 50,19 triệu USD, chiếm 7,57%; Ấn Độ 43,51 triệu USD, chiếm 6,57%; Hà Lan 41,46 triệu USD, chiếm 6,26%. Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng trưởng dương về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường; trong đó tăng mạnh ở các thị trường như: Singapore (+205,06%), Ấn Độ (+134,9%), Pakistan (+232,55%), Malaysia (+123,93%), Cô Oét (+91,69%), Pháp (+97,23%). Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Đức sụt giảm mạnh tới 56,79% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 21,57 triệu USD.

Số liệu Hải quan về xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T5/2014

 

5T/2014

T5/2014 so với T4/2014(%)

T5/2014 so với T5/2013(%)

5T/2014 so với cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

      152.182.634

      662.758.229

-17,46

+47,50

+45,44

Hoa Kỳ

        29.553.761

      130.761.572

-20,85

+16,33

+30,39

Singapore

        16.087.933

        84.396.953

-48,21

+124,28

+205,06

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

        17.738.588

        50.193.220

+28,71

+219,25

+70,45

Ấn Độ

          8.560.829

        43.512.729

-45,75

+299,32

+134,90

Hà Lan

          9.575.282

        41.457.758

-25,94

+96,62

+64,60

Pakistan

          7.526.321

        26.701.379

-11,97

+200,60

+232,55

Ai Cập

          6.656.675

        23.572.090

+8,18

+119,47

+27,70

Đức

          4.867.114

        21.565.661

-0,79

-51,92

-56,79

Tây Ban Nha

          3.381.692

        19.902.507

-42,86

-1,55

+43,35

Nga

          4.256.986

        15.832.796

-13,84

+50,15

+24,16

Hàn Quốc

          2.773.678

        13.278.213

+19,00

+24,02

+37,85

Anh

          3.153.354

        10.904.307

+102,56

+20,53

-16,57

Thái Lan

          2.422.265

        10.395.270

+73,86

+35,92

+79,12

Pháp

          2.020.869

          9.229.909

-22,26

+46,53

+97,23

Malaysia

          1.448.665

          8.419.689

-40,97

+47,91

+123,93

Philippines

          1.479.700

          8.070.714

-34,36

-15,08

+22,61

Nhật Bản

          1.877.027

          7.679.932

+135,24

+16,16

+9,53

Ba Lan

          1.927.036

          7.332.103

-23,15

+1,12

-11,73

Italia

          1.504.653

          6.809.616

+58,96

-11,01

+9,29

Thổ Nhĩ Kỳ

          2.751.578

          5.737.440

+656,29

+101,70

+60,24

Ucraina

          1.271.550

          5.725.229

-44,21

-39,40

+0,27

Canada

          1.357.890

          5.661.735

+31,96

+4,32

+22,96

Nam Phi

          1.775.018

          5.233.305

+49,88

+23,68

-19,65

Australia

          1.614.209

          4.837.975

+131,76

+68,52

+10,45

Bỉ

             918.940

          2.162.491

+353,89

+425,33

+33,12

Cô Oét

             136.400

          1.417.071

-25,96

+9,86

+91,69

Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tăng năng suất và giá trị ngành hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết để phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững.

Mục tiêu của quy hoạch là phấn đấu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn và sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%.

Về cơ cấu sản phẩm: Tiêu đen 70% (trong đó tiêu nghiền bột 15%), tiêu trắng 30% (tiêu nghiền bột khoảng 25%) và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2-1,3 tỷ USD.

Theo quy hoạch, các sở NNPTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định hướng quy hoạch ngành hồ tiêu trên toàn quốc tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển hồ tiêu tại địa phương; tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được duyệt.

Đối với diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh. Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiện sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch của địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu; ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo chứng chỉ chất lượng VietGAP, Global GAP…

Cùng với đó, các địa phương tập trung khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển các phương thức nông dân liên kết sản xuất hồ tiêu như tổ hợp tác, hợp tác xã, “vườn tiêu mẫu lớn;” phát triển mạng lưới đại lý thu mua nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tập trung phát triển các đầu mối xuất khẩu lớn, hạn chế dần các đầu mối xuất khẩu nhỏ lẻ, từng bước hình thành lên các doanh nghiệp mạnh trong chế biến, xuất khẩu hồ tiêu.

Mặt các, các địa phương có kế hoạch thu hút các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao theo quy hoạch được duyệt.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh thêm về việc tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam. Trong đó, cần khai thác tốt các thị trường truyền thống; mở rộng thị trường có nhiều tiềm năng như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi… từng bước thâm nhập thị trường là các nhà phân phối gia vị, các nhà chế biến thực phẩm tại các nước tiêu thụ.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet