menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu ngô của Mỹ giảm mạnh

13:06 19/11/2012

Xuất khẩu ngô Mỹ có thể hồi phục từ sự suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua vào đầu năm 2013 do đối thủ cung cấp toàn cầu từ Nam Mỹ và khu vực Biển Đen, đã làm suy giảm nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới trong nhiều tháng qua, giảm lượng cung cấp.
  
  

 

VINANET - Xuất khẩu ngô Mỹ có thể hồi phục từ sự suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua vào đầu năm 2013 do đối thủ cung cấp toàn cầu từ Nam Mỹ và khu vực Biển Đen, đã làm suy giảm nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới trong nhiều tháng qua, giảm lượng cung cấp.

Mặc dù thị phần xuất khẩu ngô hàng năm của Mỹ trên thị trường toàn cầu có thể tiếp tục giảm do cạnh tranh khốc liệt trên toàn thế giới, Mỹ sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị trường đến ít nhất tháng 3 khi vụ thu hoạch tới ở Nam Mỹ bắt đầu.

Giá ngô xuất khẩu tại Brazil đã tăng khoảng 17% trong tháng qua, trong khi các nhà xuất khẩu Argentina đã ngừng cung cấp ngô để bán ít nhất đến tháng 3 hoặc tháng 4.

Giá ngô tại Ukraina – nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới – đã tăng đến mức ngang với giá của Mỹ mặc dù chất lượng cây trồng nói chung thấp.

“Trong tháng 1, 2 và đầu tháng 3, Mỹ sẽ phải cạnh tranh hơn do nguồn cung toàn cầu suy giảm”, Sterling Smith cho biết.

Phụ phí cho lúa mì cao hơn, ngày càng thay thế ngô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi trong năm nay, cũng có thể giúp tăng nhu cầu đối với ngô từ Mỹ - nước sản xuất ngô và là nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Phụ phí đã tăng trong tháng này, lên mức cao nhất trong 21 tháng sau khi giao dịch lúa mì được giảm chiết khấu so với ngô mới đây vào giữa tháng 5.

Một số nhà mua ngô Mỹ truyền thống trong năm nay đã quay sang Nam Mỹ, trong bối cảnh giá ngô ở Mỹ tăng cao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác nhận rằng, khách hàng vãng lai đã mua gần 160.00 tấn ngô Mỹ trong tuần này. Thương nhân cho biết khách hàng có khả năng là Nhật Bản, thường chiếm 30% xuất khẩu ngô Mỹ hoặc Hàn Quốc.

Một vài nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Hàn Quốc trong mấy tuần gần đây cũng đã đăng ký “xuất xứ tùy chọn” mua ngô vào đầu năm 2013 sau khi hoạt động mua ngô chỉ ở Nam Mỹ trong nhiều tháng. Kể từ khi Nam Mỹ cung cấp sẽ có nguồn cung dồi dào đến tận tháng 3 hoặc sau đó, các thương nhân cho biết.

Kim ngạch xuất khẩu trong năm marketing đến 1/11 chỉ đạt 38% mục tiêu xuất khẩu.

Giá đạt mức cao kỷ lục

Những người nông dân Mỹ đã thu hoạch vụ ngô thấp nhất trong 6 năm trong niên vụ này, chi phí giá đạt mức cao nhất mọi thời đại như chăn nuôi, xuất khẩu và các nhà sản xuất ethanol đã đấu tranh đối với ngô. Một số nhà chăn nuôi thậm chí đã mua ngô Nam Mỹ, đặt chương trình nhập khẩu ngô Mỹ lớn nhất từ trước đến nay.

Vụ thu hoạch ngô bội thu ở Argentina và diện tích trồng kỷ lục ở Brazil đã lấp đầy sự thiếu hụt của Mỹ trong mùa thu này, thỏa thuận với khách hàng truyền thống Mỹ mà bị lôi cuốn bởi chiết khấu giá giảm mạnh.

Sự thống trị xuất khẩu đã đến lúc kết thúc.

Giá tham khảo ngô kỳ hạn tại Sở giao dịch Chicago đã giảm 14% so với mức cao kỷ lục 8,43 ¾ USD/bushel phiên hôm 10/8. Trong khi đó, phụ phí xuất khẩu Mỹ chỉ nhích cao hơn chút ít trong khi trị giá cơ sở Nam Mỹ tăng vọt.

Giá chào cơ sở FOB, không bao gồm cước vận chuyển và chi phí bảo hiểm, giá giao ngay cho các lô hàng tại Vịnh Mỹ đã tăng lên chỉ 15 cent/bushel kể từ 1/10, trong khi đó chi phí xuất khẩu ngô tại cảng Paranagua Brazil đã tăng hơn 90 cent/bushel và phụ phí xuất khẩu ở Argentian là 65 cent/bushel.

Trong khi giá ngô Mỹ xuất khẩu trong tháng 11 và tháng 12 vẫn ở mức ít nhất là 30 USD/tấn cao hơn ở Nam Mỹ, giá ngô xuất khẩu cho các lô hàng vào đầu năm 2013 sẽ phải cạnh tranh hơn, nguồn thương mại cho biết.

Các lô hàng ngô xuất khẩu tháng 1/2013 từ Mỹ được chào giá khoảng 314 USD/tấn FOB vào trung tuần, canhjt ranh với các đơn hàng Brazil khoảng 302 USD/tấn. Giá ngô Mỹ xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt ở châu Á và châu Âu thực sự sẽ rẻ hơn khi chi phí vận tải đường biển được gói gọn.

Ngô Brazil được chào vào giữa tháng 1 đến tháng 3 sẽ không được viện chứng do thiếu nguồn cung.

Vận chuyển và khủng hoảng ngô cũng sẽ nghiêng trở lại khi thị trường ủng hộ Mỹ.

Nước nhập khẩu hàng đầu Nhật Bản, trong tháng này đã muâ 500.000 tấn ngô Mỹ giao hàng từ tháng 1 đến tháng 3 để thay thế Brazil, ở đó cảng tắc nghẽn các chuyến hàng dự kiến đã hơn 1 tháng.

Tuy nhiên, sự mua hàng của Nhật Bản từ Mỹ cho niên vụ 2012/13 vẫn duy trì dưới mức bình thường, tổng cộng hơn 3,1 triệu tấn đến 1/11 so với 5 – 6 triệu tấn cùng một thời điểm trong 3 niên vụ trước đó, USDA cho biết.

Chương trình xuất khẩu của Brazil đạt mức cao kỷ lục trong niên vụ này đã được thử nghiệm trong đầu tư cơ sở hạ tầng gần đây của quốc gia này, với tổng lượng xuất khẩu từ 3-3,5 triệu tấn/tháng trong mùa thu này.

Bộ Thương mại Brazil báo cáo rằng đất nước này đã xuất khẩu ở mức cao kỷ lục 1,5 triệu tấn ngô trong tuần đầu của tháng 11 từ tất cả các cảng, phần lớn là từ Paranagua và Santos, nhưng thời tiết mưa ở phía nam Brazil kể từ khi sự chuyên chở bị hoãn lại.

“Hiện nay, hầu như không có áp lực nào trên thị trường đối với ngô và nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ. Vì vậy, giá tại các cảng đã chuyển từ giảm (đối với thị trường kỳ hạn CBOT) từ 40-70 cent/bushl trên hầu hết các năm, đối với phụ ph í khoảng 5 cent trong tháng qua”, Paulo Molinari cho biết.

Giá ngũ cốc cao lịch sử đã khuyến khích Brazil và các cường quốc khác đang nổi lên nông nghiệp như Ukcraine và Nga đầu tư nhiều hơn trong chương trình xuất khẩu ngũ cốc của họ.

Giá ngũ cốc tăng cao cũng đã mở dòng chảy thương mại truyền thống và thị phần thị trường Mỹ bị suy giảm do các nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung cấp ngũ cốc rẻ hơn xây dựng mối quan hệ với nguồn cung cấp khác.

“Sẽ có nhiều sự cạnh tranh hơn nữa đối với Mỹ trong việc xuất khẩu ngô” Smith cho biết. “Bây giờ, nhiều quốc gia biết họ có thể đảm bảo nguồn cung từ Nam Mỹ và các nơi khác, vì vậy Mỹ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn”.

Nguồn:Internet