menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả lượng và trị giá so cùng kỳ

16:04 07/06/2013

Bốn tháng đầu năm 2013, cả nước đã xuất khẩu 723,5 nghìn tấn, trị giá 72,9 triệu USD, tăng 159,1% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước...
 
 

(VINANET) - Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 4/2013, cả nước đã xuất khẩu 207,9 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 20,2 triệu USD, giảm 34% về lượng và giảm 25,7% về trị giá so với tháng 3/2013, tính chung 4 tháng đầu năm 2013, cả nước đã xuất khẩu 723,5 nghìn tấn, trị giá 72,9 triệu USD, tăng 159,1% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Bốn tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu quặng và khoáng sản sang các thị trường như Trung Quốc, Malaixia, Nhật Bản, Indonesia, Hàn quốc, Đài Loan, Ấn Độ trong đó Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam, chiếm 87,7% lượng xuất khẩu, tương đương 635 nghìn tấn, trị giá 52 triệu USD, tăng 198,58% về lượng và tăng 62,22% về trị giá so với cùng kỳ.

Góp phần làm tăng xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam trong thời gian này là xuất khẩu sang thị trường Maiaixia, tăng 265,95% về lượng và tăng 567,25% về trị giá tương đương với 9,3 nghìn tấn, trị giá 2,3 triệu USD – đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm 2012.

Thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản 4 tháng 2013

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
4T/2013
4T/2012
% so sánh
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Tổng KN
723.518
72.989.935
275.290
58.136.052
162,82
25,55
Trung Quốc
635.004
52.079.071
212.675
32.084.375
198,58
62,32
Malaixia
9.350
2.392.600
2.555
358.576
265,95
567,25
Nhật Bản
9.318
4.774.980
13.500
9.716.969
-30,98
-50,86

Indonesia

4.513
1.050.030
8.609
1.124.418
-47,58
-6,62
Hàn Quốc
1.014
226.840
7.965
1.398.013
-87,27
-83,77
Đài Loan
181
162.593
306
1.119.570
-40,85
-85,48
Ân Độ
175
98.046
450
541.500
-61,11
-81,89
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Theo nguồn tin TBKTVN, nhằm thực hiện mục tiêu không khuyến khích việc khai thác tài nguyên không tái tạo có giá trị kinh tế lớn, bảo vệ nguồn tài nguyên để phục vụ sản xuất trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, dự thảo Nghị quyết về Biểu mức thuế suất tài nguyên đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, thuế suất các loại khoáng sản sẽ tăng lên đáng kể. Với mức tăng thuế này, dự kiến nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên tăng lên khoảng 508,6 tỷ đồng/năm.

Theo Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên thì nhóm khoáng sản kim loại bao gồm 13 loại, với 4 mức thuế suất là 10%, 11%, 12% và 15%. Ban soạn thảo Nghị quyết cho rằng cần điều chỉnh lại mức thuế suất của một số loại khoáng sản cho phù hợp.

Cụ thể, mặt hàng sắt tăng khung thuế suất lên 7-20%, từ mức thuế suất hiện hành là 10%. Nước ta có tổng trữ lượng quặng sắt khoảng 960,6 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò đạt 760,6 triệu tấn. Sản lượng khai thác các năm gần đây bình quân khoảng 3,5 triệu tấn tinh quặng/năm.

Để góp phần bảo vệ nguồn quặng sắt phục vụ sản xuất trong nước, khuyến khích doanh nghiệp khai thác đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ trong khai thác và chế biến quặng sắt, Bộ Tài chính đề nghị tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với sắt từ 10% lên 15%.

Với việc tăng mức thuế suất nêu trên, số thu thuế tài nguyên đối với quặng sắt dự kiến khoảng 320,3 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 106,8 tỷ đồng. Mặt hàng titan được đề xuất tăng khung thuế suất lên 7-20% từ mức thuế suất hiện hành là 11%.

Hiện việc khai thác và xuất khẩu titan phần lớn là ở dạng thô (quặng ilmenit, rutile tự nhiên và bột Zircon), hiệu quả chưa cao, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Để đảm bảo phục vụ nhu cầụ trong nước, hạn chế xuất khẩu thô tinh quặng và khuyến khích các doanh nghiệp khai thác đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sâu tinh quặng titan để xuất khẩu, ban soạn thảo đề nghị tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với titan từ 11% lên 16%.

Theo tính toán, với mức thuế suất hiện hành là 11%, lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác là 53.532 đồng/tấn. Với mức thuế suất dự kiến tăng lên 16%, lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác giảm còn 7.266 đồng/tấn. Với việc tăng mức thuế suất nêu trên, số thu thuế tài nguyên dự kiến khoảng 123,8 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 38,7 tỷ đồng.

Mặt hàng vàng cũng được đề nghị áp thuế ở mức 9-25%, thuế suất hiện hành là 15%. Tổng trữ lượng vàng nước ta khoảng 154 tấn, trong đó trữ lượng thăm dò chỉ đạt 42,7 tấn.

Theo Bộ Tài chính, công nghệ khai thác, chế biến vàng của các doanh nghiệp trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế đạt thấp, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh tác động xấu về môi trường.

Ngoài ra, sản lượng khai thác vàng rất khó quản lý. Do đó, để hạn chế việc khai thác tài nguyên quý hiếm với trữ lượng có hạn, khuyến khích doanh nghiệp thăm dò, khai thác vàng hiệu quả và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, đề nghị tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với vàng từ 15% lên mức kịch trần 25%. Với việc tăng mức thuế suất nêu trên, số thu thuế tài nguyên dự kiến khoảng 348,3 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 139,3 tỷ đồng.

Hai mặt hàng đồng và niken được đề xuất tăng lên khung thuế suất 7-25% từ mức thuế suất hiện hành là 10%. Với mức thuế suất hiện hành là 10%, lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác là 2.484.229 đồng/tấn. Với mức thuế suất dự kiến tăng lên (15%), lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác giảm còn 848.662 đồng/tấn. Việc tăng mức thuế suất này sẽ giúp số thu thuế tài nguyên từ hai mặt hàng này đạt khoảng 412,3 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 137,4 tỷ đồng.

Một số loại khoáng sản khác cũng được điều chỉnh tăng thuế suất. Số thu thuế tài nguyên dự kiến tăng lên khoảng 508,6 tỷ đồng, với giả thiết số thu thuế của các loại tài nguyên khác không thay đổi. Hiệu lực thi hành được đề nghị áp dụng từ ngày 1/1/2014.

Nguồn:Vinanet