Theo số liệu thống kê của TCHQ, 10 tháng đầu năm 2011 Việt Nam đã thu về 13,8 tỷ USD hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10, thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này lại giảm so với tháng trước đó, giảm 0,45% nhưng tăng 14,98% so với tháng 10/2010.
Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong những tháng đầu năm này là hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm, hàng thủy sản… trong đó hàng dệt may chiếm 41% tỷ trọng, tăng 14,23% so với 10 tháng năm 2010, tương đương với 5,7 tỷ USD. Tính riêng tháng 10, hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 558,8 triệu USD, tăng 5,23% so với tháng 10/2010, nhưng giảm 9,84% so với tháng 9/2011.
Chiếm thứ hai về tỷ trọng là hàng giày dép các loại, chiếm 11,1% tổng kim ngạch, tăng 36,72% so với cùng kỳ năm trươc. Tính riêng tháng 10, mặt hàng này xuất sang Hoa Kỳ đạt 160,6 triệu USD, tăng 3,35% so với tháng trước đó và tăng 39,93% so với tháng 10/2010.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2011 và trong năm 2012. Theo nhiều doanh nghiệp, do các chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công và nền kinh tế của thị trường này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc đã khiến nhiều đơn hàng ký trong quí 3 cho mùa làm hàng năm sau bị các đối tác hủy bỏ.
Giám đốc một công ty xuất khẩu gỗ ở Bình Dương cho biết, công ty ông vừa nhận thông tin từ đối tác yêu cầu giảm 50% khối lượng đơn hàng xuất khẩu đồ gỗ nội thất cho mùa Noel và Tết dương lịch năm nay.
“Không những yêu cầu giảm lượng hàng đã ký kết mà nhà nhập khẩu này còn đề nghị công ty xem xét giảm 15% trên giá trị đơn hàng, vì sức mua ở thị trường Mỹ đang giảm mạnh”, vị giám đốc nói trên than thở.
Đây là khách hàng truyền thống đã làm ăn nhiều năm qua với công ty, nên công ty không thể áp dụng các biện pháp phạt đối tác vì đã phá vỡ hợp đồng. Nếu cứng nhắc, áp dụng các biện pháp này, công ty sẽ mất đi khách hàng lớn nhất của mình.
Vụ thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương, cũng vừa khuyến cáo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đang đứng trước nguy cơ mất đơn hàng từ các khách hàng truyền thống. Một số doanh nghiệp còn lo ngại, tình hình khó khăn sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ điều chỉnh giảm sản lượng ngay cả với các đơn hàng đã ký.
Thực tế, sức mua của thị trường này đã có dấu hiệu suy giảm trong thời gian qua. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng không đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng. Cụ thể, kim ngạch xuất đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tính đến cuối quí 3-2011 đã đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ lại giảm 1,82%. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chỉ đạt 619,8 triệu đô la Mỹ, giảm 17,09% so với tháng 8 năm 2011…
Một khó khăn của doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ là gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, đồ chơi… thì đã có Trung Quốc chiếm thị phần lớn tại Mỹ.
Bên cạnh đó, khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn gặp phải khó khăn bởi những rào cản trong pháp luật và kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm được dự báo sẽ bị Mỹ thắt chặt hơn trong năm 2012.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2012, doanh nghiệp cần cập nhật và quan tâm đến các tiêu chuẩn, quy định mới của của quốc gia này.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 10 tháng năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
% tăng giảm KN T10 so Tháng 10/2010
|
% tăng giảm KN so cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
|
|
|
|
|
|
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn:Vinanet