(VINANET) - Ngược với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong tháng đầu năm 2014, sang tháng hai xuất khẩu mặt hàng than đá giảm cả về lượng và trị giá, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với tháng trước, với lần lượt 896,4 nghìn tấn, trị giá 65,5 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này là 1,8 triệu tấn, trị giá 136,6 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Điếm đáng chú ý về thị trường xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay là thiếu vắng thị trường Philippine, Đài Loan nhưng ngược lại có thêm thị trường Thái Lan, Ấn Độ so với 2 tháng năm 2013, đạt lần lượt 20,7 nghìn tấn và 6,6 nghìn tấn.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Trung Quốc dẫn đầu là thị trường xuất khẩu than đá của Việt Nam, với 1,4 triệu tấn, trị giá 90,3 triệu USD, giảm 33,83% về lượng và giảm 29,40% về trị giá so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là một trong những nguyên nhân giảm tốc độ tăng trưởng mặt hàng này.
Đứng thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Nhật Bản với 226,3 nghìn tấn, trị giá 25,2 triệu USD, tăng 68,2% về lượng và tăng 42,67% về trị giá.
Ngoài hai thị trường chính, than đá được xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Lào, Malaixia, Indonesia, trong số những thị trường này thì xuất khẩu sang Lào có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 412,04% về lượng và tăng 308,27% về trị giá đạt tương đương 20 nghìn tấn, trị giá 2,1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu than đá 2 tháng 2014
|
Xuất khẩu 2T/2014
|
Xuất khẩu 2T/2013
|
% so sánh
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá USD)
|
lượng
|
trị giá
|
Tổng KN
|
1.874.573
|
136.678.433
|
2.475.854
|
169.232.165
|
-24,29
|
-19,24
|
Trung Quốc
|
1.410.509
|
90.332.140
|
2.131.801
|
127.945.550
|
-33,83
|
-29,40
|
Nhật Bản
|
226.306
|
25.247.684
|
134.548
|
17.696.400
|
68,20
|
42,67
|
Hàn Quốc
|
171.602
|
12.804.589
|
101.868
|
9.130.104
|
68,46
|
40,25
|
Lào
|
20.026
|
2.114.641
|
3.911
|
517.948
|
412,04
|
308,27
|
Malaixia
|
3.300
|
303.600
|
35.648
|
4.784.887
|
-90,74
|
-93,66
|
Indonesia
|
1.210
|
148.830
|
1.978
|
272.275
|
-38,83
|
-45,34
|
Vừa qua, triển lãm quốc tế hàng đầu tại Việt Nam về khai thác và khôi phục tài nguyên khoáng sản tổ chức tại Hà Nội ngày 11/3 - đây là cơ hội đem đến những hiệu quả thiết thực trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại, cải thiện năng lực sản xuất đồng thời cũng là cơ hội để chuyển giao công nghệ, mở rộng hợp tác đầu tư với các bạn hàng trên thế giới.
Triển lãm đã giới thiệu nhiều sản phẩm công nghệ, thiết bị phục vu cho hoạt động khai thác mỏ lộ thiên, hầm lò hiện đại thuộc 150 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
Tại triển lãm, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, công nghiệp khai thác khoáng sản có sức ảnh hưởng mạnh đến đời sống kinh tế-xã hội, và là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao vị thế nguồn tài nguyên của đất nước trên thị trường quốc tế.
Theo thống kê, ngành khai thác khoáng sản mỗi năm đóng góp khoảng 10-11% GDP, thu ngân sách nhà nước khoảng 25%. Ngành này cũng đã đáp ứng kịp thời các loại nguyên liệu (than đá, thiếc, kẽm, sắt, đồng, apatit) cho các ngành kinh tế như sử dụng nguyên liệu khai khoáng như nhiệt điện, xi măng, hóa chất và luyện kim…
Phó Chủ tịch Phòng TM&CN Việt Nam cũng khuyến nghị, để tập trung thu hút đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản, ứng dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị và đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra, để nâng cao năng suất lao động đi đôi với tiết kiệm chi phí, sản xuất an toàn, giảm tổn thất tài nguyên và giữ gìn môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững, Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh và đầu tư xứng đáng cho công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt của đất nước, Tổng Giám đốc Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam khẳng định, khai thác khoáng sản và than đá là ngành công nghiệp cơ bản, quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nâng cao năng lực sản xuất, cũng như tạo ưu thế cạnh tranh cho ngành khai khoáng thông qua việc chuyển giao và đổi mới công nghệ là một yêu cầu cần thiết, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển cho nền kinh tế của Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn.
Nguồn:Vinanet