menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu than đá gặp khó do nhu cầu yếu

09:48 31/05/2013

Trong những tháng đầu năm nay, tình hình xuất khẩu mặt hàng than đá của Việt Nam đang gặp khó khăn do giá và lượng than tiêu thụ trên thị trường thế giới giảm, lượng than tồn kho tính đến hết tháng 4/2013, khoảng 7,1 triệu tấn...
 
 

Trong những tháng đầu năm nay, tình hình xuất khẩu mặt hàng than đá của Việt Nam đang gặp khó khăn do giá và lượng than tiêu thụ trên thị trường thế giới giảm, lượng than tồn kho tính đến hết tháng 4/2013, khoảng 7,1 triệu tấn. Hiện nay, tỷ trọng than khai thác lộ thiên giảm, với điều kiện khai thác hầm lò ngày càng xuống sâu nên giá thành sản xuất than tăng. Vì vậy, giá bán than xuất khẩu sau khi trừ thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng chỉ đủ bù đắp chi phí. Đối với giá bán than trong nước, sau khi được giữ ổn định trong 4 tháng đầu năm thì sang tháng 5, giá than dự báo sẽ có xu hướng tăng do Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán than cho điện.

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ than tháng 4/2013

+ Sản xuất: Lượng than sạch sản xuất tháng 4/2013 đạt khoảng 3,4 triệu tấn, 4 tháng đạt 13,1 triệu tấn, đạt 31% kế hoạch năm và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2012.

+ Tiêu thụ: Lượng than tiêu thụ trong tháng 4/2013 đạt khoảng 2,4 triệu tấn, 4 tháng đạt 14 triệu tấn, đạt 34% kế hoạch năm và tăng 1,02% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, tiêu thụ nội địa tháng 4 đạt khoảng 2,31 triệu tấn, 4 tháng đạt 9,3 triệu tấn, tương đương 34% kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012.

+ Tồn kho: Tính đến hết tháng 4/2013, lượng than thành phẩm tồn kho là khoảng 5,3 triệu tấn và than nguyên khai là 1,8 triệu tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng bán than cho các hộ tiêu thụ lớn

(Đvt: nghìn tấn)
Hộ tiêu thụ
T4/2013

So với kế hoạch năm (%)

So với cùng kỳ năm 2012 (%)

Điện
1.450.000
44
+12,4
Phân bón
30.000
24
+13,9
Giấy
11.000
35
+21,3
Xi măng
427.000
26
-8,2
Hộ khác
478.000
27
-7,4

+ Giá bán: Giá than trong nước tháng 4 tiếp tục duy trì ổn định. Dự báo, giá than trong nước tháng 5 có xu hướng tăng do Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán than cho điện.

2.Tình hình xuất khẩu

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, 4 tháng đầu năm 2013, cả nước đã xuất khẩu 4,8 triệu tấn than, trị giá 341,4 triệu USD, tăng 8,38% về lượng nhưng giảm 15,06% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Riêng trong tháng 4/2013, xuất khẩu than đá giảm cả về lượng và trị giá so với tháng trước đó, giảm lần lượt 57,3% và giảm 53,8%, tương đương với 718,3 nghìn tấn, trị giá 53,9 triệu USD.

Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam chiếm 83,9% tổng lượng than xuất khẩu trong 4 tháng của Việt Nam, tương đương trên 4 triệu USD, đạt kim ngạch 244,3 triệu USD, tăng 17,31% về lượng nhưng giảm 5,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Có thể thấy, Trung Quốc vừa là nước sản xuất than đá lớn nhất thế giới, vừa là nước nhập khẩu than đá lớn nhất. Trung Quốc hiện tại sản xuất than từ các tỉnh thành phía Bắc và vận chuyển bằng xe lửa đến các tỉnh thành đông dân dọc bờ biển phía Đông, làm nặng gánh đối với công suất đường sắt và đường cao tốc. Trong khi đó, giá than từ châu Á - Thái Bình Dương lại thấp, do nhu cầu yếu và các nền kinh tế tăng trưởng chậm. Cùng với đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 4,7% mỗi năm từ này đến năm 2015, do vậy, đây tiếp tục là thị trường nhập khẩu than đá lớn của nước ta trong thời gian tới.

Ngoài thị trường Trung Quốc, xuất khẩu than đá từ nước ta sang thị trường Philippine, Malaixia đã tăng mạnh trong thời gian này. Cụ thể, như xuất khẩu than sang Philippin tăng 329,25% về lượng và tăng 303,10% về trị giá so với 4 tháng đầu năm 2012, tương đương với 94,4 nghìn tấn, trị giá 12,3 triệu USD – đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng vượt lên hơn cả. Kế đến là thị trường Malaixia, tăng 152,03% về lượng và tăng 94,67% về trị giá, với 75,6 nghìn tấn, trị giá 10,1 triệu USD.

Thống kê thị trường xuất khẩu than đá 4 tháng 2013

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá(USD)

 
XK 4T/2013
XK 4T2012
% So sánh
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Tổng KN
4.875.521
341.443.185
4.498.735
401.987.250
8,38
-15,06
Trung Quốc
4.091.471
244.326.464
3.487.618
259.142.418
17,31
-5,72
Nhật Bản
287.280
39.898.151
316.916
53.230.351
-9,35
-25,05
Hàn Quốc
234.851
21.149.093
434.225
43.955.421
-45,91
-51,89
Philippin
94.435
12.326.804
22.000
3.058.000
329,25
303,10
Malaixia
75.608
10.187.094
30.000
5.232.926
152,03
94,67
Thái Lan
20.760
2.670.690
64.840
9.292.763
-67,98
-71,26
Lào
17.262
2.331.341
36.909
4.864.700
-53,23
-52,08

indonesia

13.669
1.976.536
24.567
4.038.551
-44,36
-51,06
Oxtraylia
6.980
1.361.100
 
 
*
*
Ấn Độ
6.000
1.326.000
47.765
12.670.050
-87,44
-89,53

Trong tình hình tiêu thụ than gặp khó khăn hiện nay, trong quý II này, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn tiếp tục điều hành theo hướng: Các đơn vị có giá thành cao chỉ sản xuất từ 70-80% sản lượng bình quân quý để duy trì việc làm cho người lao động, đồng thời tập trung huy động sản lượng than của các đơn vị có giá thành thấp với mức tối đa nhằm giảm giá thành toàn Tập đoàn để có thể bán được than.

Nguồn:Vinanet