(Vinanet) Sau khi giảm liên tiếp trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tháng 4/2013 có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu các mặt hàng cá tra và tôm có xu hướng tăng trở lại sau khi lượng dự trữ của một số nước nhập khẩu chính đã cạn. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4 xuất khẩu thủy sản đạt 513,68 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng trước đó và tăng 1,77% so với tháng 4/2012. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2013 đạt 1,73 tỷ USD, giảm 3,79% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Australia; trong đó dẫn đầu là thị trường Hoa Kỳ với 331,78 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, chiếm 19,21% tổng kim ngạch, giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ; thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch với 294,56 triệu USD, chiếm 17,06%, giảm 5,4%; sau đó là Hàn Quốc 117,99 triệu USD, chiếm 6,83%, giảm 20,17%; Trung Quốc 93,64 triệu USD, chiếm 5,42%, tăng 41,16%; Đức 59,39 triệu USD, chiếm 3,44%, tăng nhẹ 2,63%; Australia 50,53 triệu USD, chiếm 2,93%, giảm 1,95%.
Thị trường xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Thị trường
|
T4/2013
|
4T/2013
|
% tăng, giảm KN T4/2013 so với T4/2012
|
% tăng, giảm KN 4T/2013 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
513.676.623
|
1.726.752.913
|
+1,77
|
-3,79
|
Hoa Kỳ
|
114.090.970
|
331.782.315
|
+13,25
|
-1,90
|
Nhật Bản
|
98.288.943
|
294.555.638
|
+5,54
|
-5,40
|
Hàn Quốc
|
36.014.507
|
117.991.071
|
-6,74
|
-20,17
|
Trung Quốc
|
24.148.352
|
93.636.961
|
+28,90
|
+41,16
|
Đức
|
14.698.680
|
59.393.960
|
-5,22
|
+2,63
|
Australia
|
13.563.164
|
50.526.030
|
-10,57
|
-1,95
|
Italia
|
12.547.207
|
42.214.988
|
+12,05
|
-2,00
|
Thái Lan
|
11.446.883
|
41.717.267
|
+9,77
|
+19,49
|
Tây Ban Nha
|
11.728.360
|
41.398.051
|
-7,29
|
-10,04
|
Mexico
|
8.244.043
|
36.504.568
|
+99,90
|
-8,52
|
Hà Lan
|
10.664.060
|
36.390.426
|
-19,24
|
-21,02
|
Canada
|
10.335.238
|
36.203.967
|
+27,66
|
-6,12
|
Hồng Kông
|
9.469.379
|
35.594.231
|
-24,78
|
-15,25
|
Đài Loan
|
9.924.156
|
32.764.078
|
-23,17
|
-9,88
|
Braxin
|
8.324.721
|
32.573.257
|
+92,88
|
+58,81
|
Anh
|
8.779.018
|
31.537.864
|
-8,80
|
-3,88
|
Pháp
|
9.937.744
|
29.806.326
|
-7,67
|
-19,01
|
Singapore
|
6.680.277
|
26.594.030
|
-14,67
|
-1,31
|
Bỉ
|
6.125.303
|
24.679.573
|
-36,64
|
-15,86
|
Ai Cập
|
5.891.567
|
20.632.286
|
-29,34
|
-16,22
|
Ả Rập Xê út
|
6.314.731
|
19.294.949
|
+16,19
|
+9,28
|
Thuỵ Sĩ
|
5.644.515
|
18.910.072
|
+2,23
|
+15,21
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
5.529.510
|
18.292.553
|
-16,47
|
-4,60
|
Malaysia
|
4.910.686
|
17.505.381
|
+37,52
|
+20,54
|
Nga
|
5.268.652
|
16.940.549
|
-52,05
|
-49,64
|
Colômbia
|
4.333.491
|
16.827.030
|
+88,04
|
-9,27
|
Bồ Đào Nha
|
4.217.141
|
14.427.746
|
+25,77
|
+22,30
|
Philippines
|
3.934.667
|
14.208.773
|
+32,77
|
+23,60
|
Ucraina
|
4.584.633
|
13.539.193
|
+9,80
|
+10,26
|
Israen
|
2.671.087
|
13.297.884
|
+7,28
|
+53,23
|
Campuchia
|
2.054.621
|
7.150.966
|
+45,59
|
+37,94
|
Đan Mạch
|
1.646.174
|
7.009.902
|
-6,41
|
-15,95
|
Ba Lan
|
1.632.245
|
7.000.219
|
-16,95
|
-40,17
|
NewZealand
|
1.307.673
|
5.331.726
|
+42,53
|
+35,78
|
Pakistan
|
721.058
|
4.815.487
|
+93,52
|
-2,07
|
Rumani
|
193.356
|
3.977.193
|
-67,28
|
+19,31
|
Thuỵ Điển
|
944.291
|
3.904.166
|
-20,61
|
-14,19
|
Hy Lạp
|
944.395
|
3.836.371
|
-20,23
|
-49,60
|
Ấn Độ
|
927.374
|
3.824.729
|
+4,76
|
-22,92
|
Cô Oét
|
759.901
|
3.202.419
|
-14,68
|
+10,58
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
724.969
|
1.569.696
|
-28,71
|
-22,85
|
Séc
|
222.562
|
1.034.529
|
-76,70
|
-67,68
|
Indonesia
|
256.380
|
876.835
|
-42,21
|
-70,62
|
I rắc
|
268.652
|
828.637
|
-37,84
|
-39,55
|
Brunei
|
129.490
|
382.652
|
+85,90
|
-26,90
|
Đông Timo
|
31.842
|
113.936
|
|
|
Xuất khẩu các mặt hàng như tôm đông lạnh, cá tra, cá ngừ… đều tăng. Hiện tại nhu cầu thị trường xuất khẩu đang dần phục hồi, là tín hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến xuất khẩu.
Một trong những bước tiến quan trọng của xuất khẩu thủy sản là gần đây các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng của nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam. Các cơ quan thanh tra của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… đều đánh giá tốt việc kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản Việt Nam, tương đương với các quốc gia sản xuất thủy sản tiên tiến nhất trên thế giới.
VASEP cho rằng nhu cầu thị trường có thể đang hồi phục. Tuy nhiên khó khăn về nguồn nguyên liệu và rào cản thị trường như Ethoxyquin tại Nhật Bản, Hàn Quốc, thuế chống bán phá giá cá tra và thuế chống trợ cấp với tôm và vấn đề dịch bệnh EMS (chết sớm) trong tôm nuôi sẽ tiếp tục ảnh hướng đến xuất khẩu trong những tháng tới. Do vậy trong quý II, xuất khẩu thủy sản khó có thể phục hồi mạnh, thậm chí dự báo sẽ vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Cả nước hiện có khoảng 415 nhà máy chế biến thủy sản, thì có 73% số lượng nhà máy đủ tiêu chuẩn xuất hàng sang châu Âu. Mục tiêu của ngành thủy sản đặt ra từ nay đến năm 2020, có khoảng 80% cơ sở nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Nguồn:Vinanet