menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu xi măng-clinker 5 tháng đầu năm 2015 và dự báo

02:02 17/06/2015

VINANET-Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2015, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 7,14 triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 307,75 triệu USD, giảm 28% về lượng và 27,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

VINANET- Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2015, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 7,14  triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 307,75 triệu USD, giảm 28% về lượng và 27,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Băngladesh là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, trị giá 111,67 triệu USD, chiếm 36,3% tổng trị giá xuất khẩu.

Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Bangladeshlà thị trường nhập khẩu xi-măng, clinker lớn thứ ba trong khu vực Nam Á, chiếm khoảng 1,1% thị phần nhập khẩu xi-măng của toàn thế giới. Theo dự báo của công ty tài chính IDLC, trong thời gian tới, ngành công nghiệp sản xuất xi-măng của Bangladeshsẽ tăng trưởng trong khoảng 5-10%/năm và bùng nổ với tốc độ 15-20% trong thời gian tiếp theo.

Tuy mặt hàng xi-măng, clinker của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Bangladesh từ 5 năm trở lại đây song đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 30%/năm. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu xi-măng, clinker của Việt Nam đạt xấp xỉ 323 triệu USD, chiếm 35,37% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra nước ngoài, là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu xi-măng, clinker của Việt Nam trong năm 2014.

Giá xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng 5 vẫn ổn định so với tháng trước: giá xuất khẩu xi măng 54 - 54,25 USD/tấn, clinker 37 - 37,5 USD/tấn. Như vậy, giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam đang dần tương đương với giá của mặt bằng xuất khẩu chung giữa các nước trong khu vực.

Hoạt động xuất khẩu xi măng đã đi vào nề nếp; chất lượng sản phẩm đã ổn định và được thị trường ghi nhận. Giá trị xuất khẩu xi măng đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp chứ không phải là “giải pháp tình thế”.

Một số thị trường xuất khẩu xi măng tiềm năng của Việt Nam là Indonêsia, Philippin và Đài Loan cũng đạt trị giá khá cao, lần lượt 43,05 triệu USD; 23,62 triệu USD và 14,81 triệu USD.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan về xuất khẩu Clinker và xi măng 5 tháng năm 2015

 Thị trường

5 Tháng/2015
 
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng
7.143.524
307.755.498
Băngladesh
2.940.030
111.676.124
Indonêsia
950.544
43.059.489
Philippin
599.169
23.625.635
Đài Loan
449.996
19.237.085
Malaysia
404.834
17.297.072
Lào
194.812
15.542.806
Modămbic
301.500
12.236.395
Chilê
220.000
11.935.009
Campuchia
161.465
9.378.550
Pêru
159.997
8.986.899
Ôxtrâylia
154.353
6.930.893
Mianma
98.117
5.016.750
Srilanka
68.250
2.654.446

Dự báo nguồn cung xi măng thế giới

Một số nhà xuất khẩu chính trong khu vực sẽ tăng lượng xuất khẩu trong năm 2015 khoảng 5-6 triệu tấn do nhu cầu trong nước thấp và dây chuyền mới đi vào hoạt động.

- Nhật tăng 0,3- 0,5 triệu tấn (nhu cầu trong nước thấp), giá xuất khẩu clinker khoảng 36 USD/tấn (FOB, chất lượng clinker khá tốt)

- Hàn quốc tăng khoảng 0,5 triệu tấn (nhu cầu trong nước thấp), giá clinker xuất khẩu 32-33 USD/tấn, chất lượng clinker không cao.

- Trung quốc tăng 2-3 triệu tấn, giá xuất 36 USD/tấn, chất lượng clinker khá tốt.

- Thái Lan tăng 1 triệu tấn (dây truyền mới, giá xuất 39-40 USD/tấn, chất lượng clinker khá tốt).

- Ấn Độ tăng 1 triệu tấn (dư thừa khu vực Đông Nam ấn Độ).

Dự báo nhu cầu nhập khẩu xi măng từ Việt Nam

Nhu cầu nhập khẩu clinker từ Việt Nam chưa có dấu hiệu tăng trưởng trong năm 2015 do:

- Bất ổn chính trị tại Bangladesh làm giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu.

- Nhu cầu clinker của Malaysia vẫn tăng nhưng lượng nhập khẩu từ Việt Nam không nhiều.

- Châu phi: nhu cầu clinker có thể giảm hoặc không tăng.

Tiêu thụ xi măng trong năm 2015 của Việt Nam vào khoảng 71-73 triệu tấn, tăng 4-7% so với năm trước (xuất khẩu 17-19 triệu tấn), trong khi nguồn cung tăng từ 2- 4 triệu tấn. Như vậy, nguồn cung xi măng cả nước tính đến cuối năm 2015 đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, có một lượng nhất định cho xuất khẩu và lượng dự trữ khoảng 10% công suất thiết kế cho bình ổn thị trường xi măng cả nước, đặc biệt khu vực phía Nam.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa sẽ ổn định trở lại trong thời gian tới khi mà thị trường bất động sản vẫn đang trên đà hồi phục với hàng loạt dự án đang tiếp tục được triển khai xây dựng.

T.Nga
Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet