menu search
Đóng menu
Đóng

Để hệ thống phân phối ở Việt Nam đủ sức cạnh tranh

11:30 24/03/2008
Dịch vụ phân phối là ngành có lợi nhuận cao và hấp dẫn. Hệ thống dịch vụ phân phối Việt Nam mạnh lên không chỉ đơn thuần là lợi nhuận của phân phối mà còn giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mạnh lên khi tránh được bất lợi phải đối đầu với độc quyền.

Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo là chợ và các tiệm bán lẻ rải khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như Co.op Mart, MaxiMark và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro, BigC.

Đến đầu năm 2009, các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt Nam. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối bán lẻ vào Việt Nam. Điều này cho thấy hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp phải chủ động tham gia, nếu không sẽ bị ra rìa và lãnh chịu những hậu quả thiệt thòi khách quan.

Dịch vụ phân phối là ngành có lợi nhuận cao và hấp dẫn. Hệ thống dịch vụ phân phối Việt Nam mạnh lên không chỉ đơn thuần là lợi nhuận của phân phối mà còn giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mạnh lên khi tránh được bất lợi phải đối đầu với độc quyền.

Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị tại Việt Nam cho thấy một tiềm năng rất lớn về thị trường bán lẻ và dịch vụ ở Việt Nam. Thị trường này được đánh giá mỗi năm đạt doanh số 20 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng đến 30%/năm, với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía Nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và trung tâm bán lẻ.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống dịch vụ phân phối của Việt Nam còn có hiện tượng chồng lấn giữa phân phối và bán lẻ. Do thiếu các nhà phân phối đủ năng lực nên hiện nay một doanh nghiệp có thể phân phối nhiều sản phẩm cạnh tranh với nhau.

Trưởng phòng phụ trách tư vấn kinh doanh bán lẻ của Công ty CBRE Việt Nam, cho biết, hiện có ít nhất ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Tesco, Wal-Mart và Carrefour đang sẵn sàng tham gia thị trường khi Việt Nam chính thức cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Nhiều dự án phát triển bất động sản lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, trong đó có các khu thương mại đã được nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài “xí chỗ” để sẵn sàng cho việc kinh doanh.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2006, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt mức 36 tỷ USD và đến năm 2010 con số này dự kiến sẽ vượt mức 50 tỷ USD.

(VOV)

Nguồn:Vinanet