menu search
Đóng menu
Đóng

Diễn biến xuất khẩu thủy sản sang Đức từ năm 2000 đến nay

11:26 25/12/2012

Từ đầu những năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức đã có nhiều dấu hiệu tăng trưởng nhất định. Nhất là khoảng thời gian 2006-2008, trung bình 42%/năm.

Từ đầu những năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức đã có nhiều dấu hiệu tăng trưởng nhất định. Nhất là khoảng thời gian 2006-2008, trung bình 42%/năm.

Tuy có bị ảnh hưởng trong giai đoạn suy thoái 2009-2010, nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng nhẹ khoảng 25,85% so với năm 2009. Sang năm 2011, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đã tăng đáng kể, đạt 3366,9 triệu USD, cao hơn 41,9% so với năm 2010.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG ĐỨC

TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

 
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
11T/2012
KN xuất khẩu (triệu USD)
12,87
20,93
13,05
21,36
43,47
66,35
104,27
147,71
206,25
1885,41
2372,74
3366,9
3715,09

Tỉ lệ tăng trưởng (%)

 
62,63
-37,65
63,68
103,51
52,63
57,15
41,66
39,63
814,14
25,85
41,90
 
 

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Đức của Việt Nam có xu hướng giảm so với tháng cùng kỳ năm 2011. Giảm đáng kể nhất là vào tháng 1 năm 2012 (-42%). Tính chung 11 tháng  năm 2012, kim ngạch này đạt 182,34 triệu USD, giảm 18,38% so với 11 tháng năm 2011.  Riêng tháng 11, giảm 15,89% so với cùng kỳ, đạt 17,52 triệu USD.

Tôm, cá tra, cá ngừ là ba mặt hàng thủy sản chính mà Việt Nam xuất sang thị trường này. Nhìn chung, do sự sụt giảm đáng kể của kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm và cá tra khiến xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam sang Đức sụt giảm sâu, nhưng nhờ có xuất khẩu cá ngừ tăng nên đã hạn chế phần nào sự sa sút này.

Những năm gần đây, việc nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào Châu Âu thường tập trung vào một số cảng biển lớn của Đức và qua đó phân phối đi các nước khác trong khu vực. Do suy thoái kinh tế của toàn EU khiến sức mua của người dân  giảm sút, nên nhập khẩu cũng theo đó bị giảm sút theo.

Người tiêu dùng Đức rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cũng như giá cả sản phẩm. Những sản phẩm ưa chuộng thường là những sản phẩm có uy tín, được chứng nhận về đảm bảo an toàn sản phẩm.

Vì vây, để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần dẩy mạnh việc quảng cáo thông qua các hội chợ triển lãm, cũng như giới thiệu những chứng nhận uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm để tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Nguồn:Tin tham khảo