menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp cần biết: Biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của Nam Phi

13:37 20/10/2009
Nam Phi là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tuân theo Hệ thống điều hoà thuế quan (HS) đối với việc phân loại nhập khẩu. Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Nam Phi tuân theo hệ thống ưu đãi chung (GSP) và đạo luật về Cơ hội và Phát triển của Nam Phi.

Có sự trao đổi thương mại tự do giữa Nam Phi và bốn nước khác (Botswana, Lesotho, Namibia, và Swaziland) tạo thành liên minh thuế quan Bắc Phi (SACU). Cho đến năm 2008 giữa Nam Phi và EU cũng sẽ có mối quan hệ thương mại tự do sau Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên. Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) cũng sẽ cho phép thực hiện thương mại tự do giữa 14 nước trong khuo vực khi Hiệp định thương mại tự do giữa các nước này có hiệu lực thực sự.

- Hàng rào thương mại

Các thương nhân đều phải tuân theo các quy định kiểm soát trao đổi ngoại hối, do ngân hàng dự trữ Nam Phi quy định. Bộ thương mại và công nghiệp cũng có quyền quy định, cấm hoặc hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào Nam Phi vì lợi ích quốc gia nhưng hầu hết hàng hoá nhập vào Nam Phi không phải chịu hạn ngạch. Giấy phép nhập khẩu chỉ cần thiết đối với một số danh mục hàng hoá đặc biệt và do Ban xuất nhập khẩu cấp. Nhà nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu trước khi nhận hàng. Nếu không có giấy phép nhập khẩu có thể sẽ bị phạt 

- Kiểm soát xuất khẩu

Nhiều hàng hoá phải tuân theo các quy định kiểm soát xuất khẩu và cấp giấy phép, như các mặt hàng thuộc lĩnh vực quân sự, tài nguyên đang cạn kiệt, rác thải kim loại và phế liệu. Kim cương dành cho xuất khẩu phải đăng ký với Ban kim cương SA. Các mặt hàng dầu khí không có sự kiểm soát giá cả được sản xuất ở các nhà máy chất đốt được phép xuất khẩu. Đà điểu sống và trứng đã được thụ tinh của chúng bị cấm xuất khẩu.

Nguồn:Internet