menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp cần biết: Sở hữu trí tuệ - Gia tăng cơ hội xuất khẩu

09:23 21/04/2008
Bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở thị trường nội địa cũng hoàn toàn có thể áp dụng với các thị trường nước ngoài. Một doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận biết, lợi nhuận thấp, không có được uy tín với khách hàng...

Một doanh nghiệp xuất khẩu, những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với nhiều bất lợi

Trước khi xuất khẩu, các doanh nghiệp thường phải trải qua rất nhiều bước quan trọng, từ tìm hiểu thị trường, tìm kênh phân phối, tính toán chi phí và tìm bạn hàng. Tuy nhiên, sử dụng sở hữu trí tuệ (SHTT) như một công cụ khi lên kế hoạch và thực hiện chiến lược xuất khẩu cũng như tìm hiểu các cách tiếp cận quyền SHTT để có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu thì chưa nhiều doanh nghiệp chú trọng.

Quyền SHTT mang tính “lãnh thổ”, nghĩa là các quyền này sẽ thuộc về bạn tại quốc gia hay khu vực mà chúng được đăng ký và bảo hộ, để có được các quyền độc quyền về SHTT ở các thị trường nước ngoài, cần thiết phải được sự bảo hộ ở nước ngoài.

Bảo hộ sáng chế ở nước ngoài cho phép doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh quan trọng tại các thị trường XK. Khi sản phẩm được bảo hộ sáng chế, quyền và lợi ích hợp pháp trong việc sản xuất hàng hóa trong nội địa và XK của doanh nghiệp được bảo đảm. Doanh nghiệp cũng có thể chuyển quyền sử dụng sáng chế cho một Cty nước ngoài để sản xuất hàng hóa tại nước đó... Tùy thuộc vào chiến lược của mình, doanh nghiệp sẽ có được các lợi nhuận gia tăng từ kênh bán hàng trực tiếp và có được lợi ích kinh tế hoặc lợi thế kinh doanh từ việc chuyển quyền sử dụng.

Bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở thị trường nội địa cũng hoàn toàn có thể áp dụng với các thị trường nước ngoài. Một doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận biết, lợi nhuận thấp, không có được uy tín với khách hàng...

Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc bảo hộ tại các thị trường XK không chỉ góp phần phát triển chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp  mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, tạo lập các thị trường mới, đồng thời làm tăng uy tín và gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua sự liên hệ sản phẩm với một kiểu dáng cụ thể.

Khi một sản phẩm đã được bảo hộ quyền SHTT được đưa ra thị trường thì các quyền SHTT trong khai thác thương mại đối với sản phẩm đó không còn được thực hiện bởi doanh nghiệp của bạn nữa bởi vì chúng đã “cạn” quyền... Nếu luật pháp không quy định khác thì các hành vi tiếp sau như bán lại, cho thuê hay các hình thức sử dụng thương mại khác được thực hiện bởi các bên thứ ba sẽ không thể bị kiểm soát hoặc áp đặt bởi DOANH NGHIệP  của bạn nữa.

Điều doanh nghiệp cần quan tâm là ở phạm vi nào thì việc bán một sản phẩm đã được bảo hộ SHTT ở thị trường nước ngoài có thể làm cạn quyền SHTT đối với sản phẩm. Vấn đề này thường gặp trong các trường hợp “nhập khẩu song song”. Nhập khẩu song song tức là việc nhập khẩu hàng hóa chứa đựng đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, được tiến hành bởi một doanh nghiệp  không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

Nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu quyền SHTT không có mối liên hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, nên trên thực tế có thể gây nhầm lẫn rằng những sản phẩm này là sản phẩm gốc, chỉ có các kênh phân phối không bị kiểm soát bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu quyền SHTT. Trên cơ sở quyền nhập khẩu quyền sở hữu đã trao cho người này có thể phản đối việc nhập khẩu đó để phân chia thị trường. Tuy nhiên, nếu việc tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài của chủ sở hữu quyền hoặc với sự đồng ý của người đó dẫn tới việc làm cạn quyền SHTT trong nước, thì đồng thời quyền nhập khẩu cũng chấm dứt có thể vì vậy mà không còn được viện dẫn để chống lại việc nhập khẩu song song đó nữa.

Những nguyên tắc trên có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc vào việc quốc gia nhập khẩu, vì lý do luật pháp hay chính sách, áp dụng thuật ngữ cạn quyền ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế. Các cơ quan SHTT quốc gia, hoặc cái đại lý/đại diện SHTT có thể thông báo cho doanh nghiệp của bạn biết các điều khoản hoặc luật áp dụng đối với mỗi loại quyền SHTT tại nước liên quan.

(DĐDN)

 

Nguồn:Vinanet