menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tận dụng lợi ích từ các Hiệp định thương mại

15:15 13/12/2012
Với mục tiêu tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng xuất khẩu từ việc tận dụng lợi ích của Hiệp định thương mại đa phương và song phương, ngày 12/12, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, tổ chức hội thảo: Hội nhập kinh tế quốc tế - Tận dụng FTA để xuất khẩu sang các đối tác và khu vực – Trường hợp điển hình thị trường Hàn Quốc.

Với mục tiêu tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng xuất khẩu từ việc tận dụng lợi ích của Hiệp định thương mại đa phương và song phương, ngày 12/12, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, tổ chức hội thảo: Hội nhập kinh tế quốc tế - Tận dụng FTA để xuất khẩu sang các đối tác và khu vực – Trường hợp điển hình thị trường Hàn Quốc.

Phó Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương, cho biết: Việt Nam - Hàn Quốc đang nỗ lực hợp tác vì sự cân bằng cán cân thương mại, tiến đến hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 20 tỉ USD trước năm 2015. Trong đó, hai nước đẩy mạnh phát triển toàn diện ở lĩnh vực công nghiệp, coi trọng kỹ thuật công nghiệp, công nghiệp phụ trợ… Đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc, là cơ cấu xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp và ngày càng tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động giao thương, đầu tư…

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hàn Quốc đang là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của ngành thủy sản Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2012, thị trường này nhập khẩu hơn 410 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu là các mặt hàng mực – bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tôm… Tuy nhiên, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc, nhưng nếu sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng hơn và thực hiện tốt kiểm soát an toàn thực phẩm thì cánh cửa vào thị trường này vẫn rộng mở. Bên cạnh đó, để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng nhưng cũng khó tính, doanh nghiệp nên chủ động thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa…
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều bước tiến mới và tạo đà phát triển cho đất nước. Trong đó, lĩnh vực thương mại đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông – lâm – thủy sản phát triển; ngày càng xuất hiện nhiều hơn doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có chiến lược tốt; nhưng lĩnh vực công nghiệp chưa đạt những kết quả như mục tiêu đề ra; còn sản xuất nông nghiệp vẫn ở tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô… Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế không còn dừng lại ở riêng một lĩnh vực, mà phải tăng cường ở mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục… Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý Nhà nước, hoàn thiện hành lang pháp lý, tập trung bồi dưỡng, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị hàng hóa toàn cầu./.

(TTXVN)

Nguồn:Thông tấn xã Việt Nam