menu search
Đóng menu
Đóng

Hội nghị thế giới của IACDE lần đầu tiên tại Việt Nam

09:46 13/09/2011
Từ ngày 8 đến 10/9/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thiết kế may mặc và quản lý quốc tế – IACDE phối hợp với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đã tổ chức hội nghị về ngành thiết kế thời trang với chủ đề “Việt Nam - Ngôi sao đang lên của thế giới trong ngành thiết kế trang phục cho nam giới”. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Hơn 100 nhà thiết kế và quản lý trong ngành may mặc từ khắp thế giới cũng có mặt tại hội nghị này.
Từ ngày 8 đến 10/9/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thiết kế may mặc và quản lý quốc tế – IACDE phối hợp với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đã tổ chức hội nghị về ngành thiết kế thời trang với chủ đề “Việt Nam - Ngôi sao đang lên của thế giới trong ngành thiết kế trang phục cho nam giới”. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Hơn 100 nhà thiết kế và quản lý trong ngành may mặc từ khắp thế giới cũng có mặt tại hội nghị này.
IACDE được thành lập từ năm 1910, là tổ chức diễn đàn chuyên nghiệp toàn cầu cho các nhà thiết kế rập/ giám đốc kỹ thuật, nhà quản lý và các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp may mặc, nhằm kết nối địa phương và toàn cầu; trao đổi bí quyết và kinh nghiệm liên quan đến thiết kế và sản xuất ngành may mặc. Hiện IACDE đang có hơn 200 thành viên quốc tế tại Mỹ, Canada, Mexico, Đức, Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật và nhiều nước khác. Trong đó, có những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng như: Zengna, Armani, Canali, Brioni, Pal Zileri, Versace, Hugo Boss, Espirit, Itochu, Victor, Brentwood… đang hỗ trợ IACDE. Hơn 50% những bộ Veston trên thế giới được thực hiện bởi các thành viên của IACDE.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ, trong thời gian qua, những bước phát triển của ngành dệt may Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể là về giá trị xuất khẩu (XK) tăng trưởng 33%/năm, mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ của cả nước tăng trưởng 22%/năm. Năm 2010, đạt kim ngạch XK 11,2 tỷ USD. Ý nghĩa quan trọng nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là giải quyết được bài toán hơn 2,5 triệu lao động có việc làm cho xã hội. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam trong 5 năm tới là 12% - 15%, kế hoạch năm 2011 đạt kim ngạch XK 13,5 tỷ USD. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang chú trọng tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, nghiên cứu thiết kế mẫu mã thời trang, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực giỏi, đặc biệt là thiết kế rập, bởi ngành này hiện chỉ đạt 5% so với thị trường quốc tế. Việc IACDE phối hợp với Vinatex tổ chức hội nghị này phù hợp với mong muốn chung của ngành và mong rằng, thông qua hội nghị này các nhà thiết kế quốc tế sẽ có cơ hội tìm hiểu và cùng với các doanh nghiệp trong nước hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành dệt may Việt Nam có một vị thế nhất định trên thị trường thời trang quốc tế.
Theo ông Joachim Hensch, Chủ tịch IACDE cho biết, để ngành công nghiệp thời trang được phát triển thì Việt Nam sẽ mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên, hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển, con người Việt Nam rất cần cù và thông minh, lao động cần mẫn, do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, tăng cường học hỏi và tranh thủ tiếp cận với các nước trên thế giới.
moit.gov.vn

Nguồn:Vinanet