menu search
Đóng menu
Đóng

Hội thảo quốc tế về xúc tiến xuất khẩu sản phẩm

09:59 29/10/2012
Ngày 26/10, Hội thảo quốc tế về xúc tiến xuất khẩu sản phẩm (OVOP) đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo với mục đích chia sẻ kinh nghiệm từ các nước về vai trò, lợi ích của việc phát triển mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, những giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại cho Chương trình OVOP để phát triển xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ (du lịch) các sản phẩm OVOP. Qua đó kích thích sản xuất làng nghề tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài và tiêu thụ nội địa.

Ngày 26/10, Hội thảo quốc tế về xúc tiến xuất khẩu sản phẩm (OVOP) đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo với mục đích chia sẻ kinh nghiệm từ các nước về vai trò, lợi ích của việc phát triển mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, những giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại cho Chương trình OVOP để phát triển xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ (du lịch) các sản phẩm OVOP. Qua đó kích thích sản xuất làng nghề tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài và tiêu thụ nội địa.

Ông Tadashi Uchida, Phó Chủ tịch Hiệp hội giao lưu quốc tế và Xúc tiến phong trào OVOP Oitac, cho biết: OVOP là chương trình phát triển vùng của Nhật Bản. Chương trình này khởi xướng tại quận Oita vào năm 1979. Ba nguyên tắc trong phong trào này là tạo ra các loại sản phẩm, dịch vụ có thể chấp nhận được trên quy mô toàn cầu dựa trên cơ sở nguồn lực của địa phương; tự chủ và sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Đặc điểm chung đối với các nguyên tắc này đó là việc nhấn mạnh vào quyền sở hữu địa phương. Theo Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), sau sự thành công của OVOP, có hơn 40 quốc gia cũng đang học tập và thực hiện mô hình OVOP bao gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, Bănglađét, Trung Quốc, Đông Timo, Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, Pakitxtan, Philíppin, Hàn Quốc, Xrilanka, Việt Nam…
Tại Việt Nam, t ừ hiệu quả của phong trào OVOP, nhiều mô hình OVOP đã được xây dựng và phát triển nhằm tăng trưởng ngành nghề nông thôn, thu hút lao động làm việc tại các làng nghề... Trên thực tế, theo báo cáo của Cục Chế biến, thương mại nông lâm, thủy sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với hơn 2.700 làng nghề trên cả nước, năm 2009, giá trị xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề đạt 900 triệu USD.

Một số phong trào OVOP tuy được xây dựng đơn lẻ nhưng vẫn khuyến khích được nỗ lực của người dân trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và nhất là phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ba vùng phát triển làng nghề với số lượng lớn là đồng bằng sông Hồng (43% trong tổng số làng nghề), Tây Bắc (12,2%) và đồng bằng sông Cửu Long (10,5%). Từ hai năm nay, tại bốn tỉnh Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La và Hòa Bình thuộc khu vực Tây Bắc, JICA đã hỗ trợ với dự án nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề thủ công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của yêu cầu phát triển.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong việc thựuc hiện phong trào tại Việt Nam. Theo đánh giá của tổ chức JICA, thành phố Hà Nội có 47 làng nghề trên tổng số 52 nghề của tòan quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng phát triển. Hà Nội hiện có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10-20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20-50 tỷ đồng/năm…Theo bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian tới, để thực hiện phong trào có hiệu quả, Hà Nội sẽ lựa chọn được các sản phẩm OVOP đạt tới chất lượng cao có thể đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Chẳng hạn như năm 2012, số sản phẩm đạt chất lượng cao có khả năng xuất khẩu là 50 bộ sản phẩm (100 sản phẩm); năm 2015 là 500 sản phẩm. Xây dựng thương hiệu OVOP Hà Nội cho các sản phẩm tham gia chương trình OVOP Hà Nội, tạo thương hiệu có uy tín không chỉ trong nước và thế giới . Đồng thời, hình thành hệ thống tiêu chí chấm điểm, phân loại xếp sao các sản phẩm nhằm dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ và phát triển các sản phẩm.

Nguồn:Thông tấn xã Việt Nam