menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng so với cùng kỳ

09:36 10/01/2013

Số liệu từ TCHQ cho biết, 11 tháng 2012 Việt Nam đã chi 2,5 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng hóa chất, chiếm 2,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 243,8 triệu USD mặt hàng hóa chất, tăng 0,1% so với tháng liền kề trước đó.
 
 

Số liệu từ TCHQ cho biết, 11 tháng 2012 Việt Nam đã chi 2,5 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng hóa chất, chiếm 2,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 243,8 triệu USD mặt hàng hóa chất, tăng 0,1% so với tháng liền kề trước đó.

Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng này từ 25 thị trường, trong đó Trung Quốc là thị trường chính với kim ngạch 592,9 triệu USD, tăng 12,41% so với 11 tháng 2011. Kế đến là thị trường Đài Loan, giảm 14,14% so với cùng kỳ, tương đương với 360,8 triệu USD.

Nhìn chung 11 tháng 2012, nhập khẩu hóa chất từ các thị trường tăng trưởng về kim ngạch chiếm 44% tỷ trọng, trong đó đáng chú ý là thị trường Brunay, tuy kim ngạch chỉ đạt 22,4 triệu USD, nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng cao, tăng 155,16% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài những thị trường trên, Việt Nam còn nhập khẩu hóa chất từ các thị trường khác như Nhật Bản, Malaixia, Hoa Kỳ, Singapore…. với kim ngạch đạt lần lượt 160,3 triệu USD; 158,1 triệu USD; 117,7 triệu USD…

Thống kê thị trường nhập khẩu hóa chất 11 tháng 2012

ĐVT: USD

(Nguồn: TCHQ)
Thị trường
KNNK T11/2012
KNNK 11T2012
KNNK 11T2011
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng KN
243.807.516
2.570.506.795
2.432.917.091
5,66
Trung Quốc
62.091.449
692.969.214
616.482.923
12,41
Đài Loan
36.436.655
360.803.939
420.208.727
-14,14
Hàn Quốc
27.096.166
257.911.847
238.734.218
8,03
Nhật Bản
16.885.557
160.341.116
209.217.085
-23,36
Malaixia
15.652.900
158.132.996
130.563.845
21,12
Hoa Kỳ
11.026.303
117.733.886
98.550.678
19,47
Singapore
5.498.394
98.361.929
72.263.902
36,11
Ấn Độ
6.223.446
67.348.131
50.751.607
32,70
Thái Lan
2.704.202
52.459.402
223.612.975
-76,54
Hà Lan
8.056.663
51.550.301
49.141.532
4,90
Bỉ
2.955.712
49.130.686
47.701.900
3,00
Đức
3.344.600
26.974.713
26.045.282
3,57
Brunay
3.458.272
22.430.991
8.790.927
155,16
Pháp
1.600.411
18.306.814
17.552.370
4,30
Italia
678.345
8.873.155
8.665.377
2,40
Oxtraylia
400.768
7.364.277
9.769.942
-24,62
Tây Ban Nha
334.782
6.130.549
6.821.188
-10,12
Hongkong
1.311.261
5.372.338
4.813.101
11,62
Braxin
213.796
5.296.877
5.107.928
3,70
Anh
254.315
5.081.706
5.533.369
-8,16
Ârap Xêut
225.540
5.044.878
5.479.944
-7,94
Nga
684.810
4.811.823
5.402.367
-10,93
Thụy Sỹ
348.819
3.342.212
3.894.259
-14,18

Indonesia

50.174
3.121.595
110.591.525
-97,18

Nam Phi

284.933
2.838.988
5.191.730
-45,32

Việc nhập khẩu các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) (có cả thuốc giả, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế, thuốc cấm sử dụng...) vẫn còn phổ biến và chưa thể kiểm soát ở nước ta. Đây là nguyên nhân tạo ra sự “lộn xộn” về chất lượng thuốc BVTV trên thị trường.

Số liệu của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy, hàng năm, nước ta phải nhập khẩu trên 70.000 tấn thuốc BVTV thành phẩm với chi phí khoảng 210 – 500 triệu USD. Các hóa chất này hầu hết đều được nhập từ nước ngoài, trong đó có đến 90% nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo nguyên tắc nhập khẩu hóa chất, thuốc BVTV, đối với thuốc và nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, khi nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan Hải quan. Đối với các loại thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV trong danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam; thuốc thành phẩm và nguyên liệu thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, lưu thông và sử dụng.

Thế nhưng, theo Cục BVTV, trong thực tế, trung bình mỗi năm vẫn có từ 0,2 – 0,5 % lô thuốc BVTV nhập khẩu không đạt chất lượng theo quy định; nhiều trường hợp “trốn” kiểm tra chất lượng trước khi lưu thông, sử dụng. Việc làm này khiến cho thực trạng nhập khẩu thuốc BVTV không đúng nguồn gốc như đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục diễn ra, thậm chí phổ biến ở hầu hết các công ty, kể cả các doanh nghiệp quốc doanh.

Hiện mỗi tháng có khoảng 5-7 tấn hóa chất BVTV bất hợp pháp bị thu giữ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quản lý, số liệu thống kê này vẫn chưa đầy đủ.

Đại diện Cục BVTV – ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Tại nhiều địa phương, các đối tượng nhập lậu thường xuyên thay đổi phương thức hoặc tiến hành nhập lậu nhỏ lẻ, gây khó cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý. Điều này khiến tình trạng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép vẫn được nhập lậu tràn lan; ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thuốc BVTV và làm trở ngại đến công tác quản lý”.

Hiện trên thị trường có khoảng hơn 1.100 loại thuốc với đủ loại giá. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi trải qua các khâu trung gian phân phối từ nhà máy đến công ty đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cấp 3… giá thành giữa các sản phẩm đã được “đội” lên rất nhiều. Sản phẩm đến tay người nông dân do đó cũng không được kiểm định cả về giá và chất lượng.

Ông Nguyễn Hồng Anh – Phó Chi cục Trưởng – Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, mới đây, đơn vị này đã tiến hành thanh, kiểm tra tại 39 cửa hàng, công ty buôn bán thuốc BVTV, qua đó, phát hiện 9 trường hợp vi phạm về buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép hoặc thuốc BVTV đã hết hạn sử dụng.

Không những thế, qua kiểm tra, Chi cục BVTV Hà Nội cũng phát hiện 2 trường hợp sản xuất, sang chai, đóng gói thuốc BVTV không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ông Hồng Anh cũng nhận định: “Trên thực tế, những người buôn lậu vì lợi ích riêng, tìm mọi cách mua bán, kinh doanh mặt hàng này, làm cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp”.

Báo cáo mới nhất của Cục BVTV, trước năm 2003, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam không bao giờ vượt quá con số 40 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2004 đến nay đã tăng vọt lên gấp đôi, cá biệt như năm 2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu lên tới hơn 100 nghìn tấn. Trong số này, theo đánh giá thì chỉ có khoảng 2.000 tấn là do các DN kinh doanh thuốc BVTV nhập nguyên liệu về, sau đó sang chai đóng gói và xuất khẩu sang nước thứ 3, còn lại đều đổ hết xuống đồng ruộng nước nhà.

Ngoài tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người, hóa chất BVTV còn gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ khi phải tiêu hủy chúng bằng nguồn kinh phí của Nhà nước. Vì thế, để hạn chế tối đa hậu quả, các cơ quan có thẩm quyền cần kiểm soát chặt chẽ hệ thống kinh doanh, tình hình nhập khẩu hóa chất, nhất là tại các địa phương vùng biên giới. Có như vậy, thị trường, chất lượng và giá cả các loại hóa chất BVTV khi đến tay người tiêu dùng mới được đảm bảo.

 

Nguồn:Vinanet