menu search
Đóng menu
Đóng

Lưu ý khi xuất khẩu hàng vào Ấn Độ

10:50 03/12/2012
Để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp cần lưu ý:

Để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp cần lưu ý:

Được gia hạn Giấy phép

Giấy phép bao gồm các điều khoản do cơ quan cấp giấy phép quy định như: Miêu tả hàng hóa, số lượng và trị giá hàng hóa; Trị giá xuất khẩu tối thiểu; Điều kiện của người sử dụng và điều kiện xuất khẩu.

Thời hạn của giấy phép có thể được cơ quan cấp phép gia hạn mỗi lần 6 tháng và không quá 125 tháng, tùy theo mặt hàng nhập khẩu và thể thức nhập khẩu mà thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thay đổi từ 12 đến 24 tháng.

Tất cả đơn xin giấy phép xuất nhập khẩu hoặc bất cứ mục đích nào khác phải được hoàn chỉnh theo những quy định trong chính sách và thủ tục hiện hành. Tất cả đơn xin xuất nhập hàng đều phải trả phí. Mức độ và thể thức thanh toán phí được ngành ngoại thương và thuế vụ quy định cụ thể.

Các đơn vị thực hiện việc giao dịch ngoại thương đều phải xin cấp một mã số xuất nhập khẩu (IEC). Các trường được miễn IEC, gồm: Các cá nhân xuất khẩu hàng cho Myanmar hay nhập khẩu hàng từ Myanmar qua biên giới Ấn Độ - Myanmar, với trị giá không quá 25.000 Rupi; Các cá nhân hay xuất nhập khẩu hàng hóa để sử dụng cá nhân, không liên quan đến thương mại, sản xuất hay nông nghiệp; Các cá nhân xuất khẩu hàng hóa cho Nepal hay nhập khẩu hàng từ Nepal với trị giá CIF không vượt quá 25.000 Rupi; Các bộ, cục thuộc chính quyền trung ương hoặc chính quyền các bang.

Để tạo thuận lợi cho việc nhận giấy phép xuất nhập hàng và các tài liệu khác, các chủ nhân, giám đốc hay nhân viên được ủy nhiệm của các nhà xuất nhập khẩu, được cấp thẻ căn cước. Số người được cấp thẻ không quá 3 người. Các giấy phép, tài liệu có liên quan đến hồ sơ xuất nhập khẩu được cơ quan liên quan cấp cho những người có thẻ căn cước, như đại diện chính thức của đơn vị xin phép xuất nhập khẩu.

Việc nhập khẩu hàng mẫu có quy cách kỹ thuật và thương mại hợp pháp, ngoại trừ hạt giống rau củ, ong mật, tân dược, đều không cần phải có giấy phép. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hàng mẫu có trị giá không vượt quá 2000 Rupi (giá CIF) mỗi lần không cần có giấy phép.

Những lưu ý về NK hàng hóa

Vấn đề bảo lãnh ngân hàng: Trước khi thanh toán hàng hóa thông qua thuế quan, nhà nhập khẩu phải có sự cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với cơ quan thuế. Trong trường hợp tái xuất, việc cung cấp chứng chỉ nguyên xứ do các cơ quan được chính phủ chỉ định cung cấp.

Về kho hải quan: Các hình thức nhập khẩu, tồn trữ, giải tỏa hàng hay tái xuất đều được dự liệu trong các điều khoản của bộ luật Hải quan năm 1962 cùng các quy định, thông tư ban hành tiếp theo nhằm hướng dẫn việc thi hành những điều khoản đó.

Nhà xuất nhập khẩu có thể thiết lập các kho hải quan nhằm chứa hàng trong thời gian làm các thủ tục thuế quan. Thời gian lưu hàng trong loại kho này có thể kéo dài trong một năm mà không phải trả thêm một khoản thuế nào. Những hàng hóa trên cũng có thể tái xuất khẩu mà không phải chịu thuế nếu nhà xuất khẩu xuất trình được vận tải đơn hay chứng chỉ xuất khẩu có liệt kê các mặt hàng liên hệ và lệnh xuất do cơ quan thuế quan có thẩm quyền cấp.

Xuất nhập khẩu hàng mẫu: Việc xuất khẩu các hàng mẫu thuộc danh mục các mặt hàng xuất khẩu tự do được cho phép mà không cần có một giới hạn nào…/.

(HQ)

Nguồn:Hải quan Việt Nam