menu search
Đóng menu
Đóng

Một vài lưu ý về nhãn mác hàng dệt may khi xuất sang Nhật Bản

16:04 22/11/2012
Năm 2010, là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đã tăng trưởng 20% so với năm 2009.

Năm 2010, là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đã tăng trưởng 20% so với năm 2009.

Sau 1 năm hợp tác theo Hiệp định, theo số liệu thống kê, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,69 tỷ USD, tăng 46,41% so với năm 2010. Tính hết tháng 10 năm 2012, kim ngạch này đạt 1,62 tỷ USD, gần bằng cả năm 2011, tăng 17,4% so với cùng kỳ 10 tháng năm 2011.

Hiện nay, Nhật Bản đã chiếm hơn 13% thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Không giống thị trường Mỹ, hay Châu Âu luôn có những đơn đặt hàng số lượng lớn, Nhật Bản là một trong thị trường tiên tiến, luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc, nên các đơn hàng tuy số lượng nhỏ nhưng lại nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau tạo sự độc đáo, khác biệt trong từng sản phẩm.

Ngoài ra, thì hàng dệt may khi xuất sang Nhật cần đảm bảo về các yêu cầu quy định, trong đó có quy định về nhãn mác mà doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý.Hàng dệt may cần phải có nhãn mác chứa đầy đủ các thông tin: thành phần sợi vải, cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác, loại da được sử dụng cho sản phẩm. Đối với sản phẩm dệt may có lớp bọc bên ngoài đặc biệt (trừ áo mưa) phải dán nhãn ghi rõ không thấm nước.

Dự kiến, với mức giữ vững tăng trưởng ổn định những tháng cuối năm, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản cả năm 2012 sẽ vượt qua 2 tỷ USD.

Nguồn:Vinanet