menu search
Đóng menu
Đóng

Nhu cầu thực phẩm đa dạng tại các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất

14:52 13/01/2012
Là đất nước sản xuất ít hơn 15% lượng thực phẩm tiêu thụ nội địa do thiếu đất trồng trọt và nguồn dự trữ nước sạch, các Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng gia tăng. Mọi nguyên liệu cho các món ăn từ súp đến quả hạch đều phải qua nhập khẩu để đến bàn ăn của người dân, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 3,138 kalo mỗi ngày, 13% trong số đó là chất đạm. Cục quản lý thực phẩm cho biết, riêng Dubai tiếp nhận khoảng 4 triệu tấn thực phẩm nhập khẩu trong 2 quý đầu tiên của năm 2011, 3,4 triệu tấn trong đó được kiểm nghiệm và đưa vào phân phối.
Là đất nước sản xuất ít hơn 15% lượng thực phẩm tiêu thụ nội địa do thiếu đất trồng trọt và nguồn dự trữ nước sạch, các Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng gia tăng. Mọi nguyên liệu cho các món ăn từ súp đến quả hạch đều phải qua nhập khẩu để đến bàn ăn của người dân, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 3,138 kalo mỗi ngày, 13% trong số đó là chất đạm. Cục quản lý thực phẩm cho biết, riêng Dubai tiếp nhận khoảng 4 triệu tấn thực phẩm nhập khẩu trong 2 quý đầu tiên của năm 2011, 3,4 triệu tấn trong đó được kiểm nghiệm và đưa vào phân phối.
 
Các Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển ngành trồng trọt và nuôi cá của 144,000 công nhân nên quốc gia vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu để cung cấp cho 11% dân số là người bản địa và dân số nhập cư từ hơn 180 quốc gia trên thế giới.
 
Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất nhập khẩu nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm những mặt hàng chính như: thịt, trong đó thịt gà rất được ưa chuộng, ngũ cốc, sản phẩm sữa, trái cây, rau củ, cà phê, trà v.v… Ngoài ra, loại tiêu thông dụng trên thị trường Dubai và tái xuất đi các nước xung quanh là tiêu đen, loại 500 gr, đóng trong bao 60 kg.
 
Số liệu mới nhất của Tổng Cục Hải quan (FCA) cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2011, thực phẩm nhập khẩu của các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất đã tăng 20% từ khoảng 64,3 tỉ USD lên 77,6 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2010.
 
Trong số các loại mặt hàng nhập khẩu đó, sản phẩm thịt chiếm khoảng 653,5 triệu USD ; sản phẩm sữa, trứng, mật ong và động vật ăn được chiếm 571,8 triệu USD; trái cây, quả hạch và cam quít chiếm khoảng 681 triệu USD; rau củ, rễ củ và thân củ chiếm khoảng 463 triệu USD.
 
Thêm vào đó, mặt hàng ngũ cốc trị giá 925,8 triệu USD cũng được nhập khẩu vào các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất và 408,5 triệu USD hàng cà phê, trà và gia vị được vận chuyển cho tiêu thụ tại các gia đình và nhà hàng trên cả nước.
 
Các loại trái cây Việt Nam có triển vọng nhất để xuất khẩu vào các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất là dứa (thơm), thanh long, vải, măng cụt, chôm chôm. Xoài, chuối, mận cũng được ưu chuộng tại quốc gia này nhưng có sự cạnh tranh mạnh của chuối Phillipin, xoài từ Kenia, Nam Phi, Pakistan; mận của Australia, Mỹ.
 
Tính đến tháng 11 năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu rau quả trị giá 5,7 triệu USD, hạt điều trị giá khoảng 21 triệu USD, chè trị giá khoảng 5,6 triệu USD và hạt tiệu trị giá khoảng 69,8 triệu USD vào thị trường các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất.
 
Hầu hết thực phẩm nhập khẩu vào các Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất đều qua sân bay quốc tế Dubai và bằng đường biển tại Cảng Jebel Ali và được kiểm soát và kiểm tra số lược tại Cục Hải quan Dubai và Cục Quản lý Thực phẩm thành phố Dubai.
 
Số liệu mới nhất đưa ra bởi Hội đồng thành phố Dubai cho biết trong nửa đầu năm 2011, đã có 335 công ty nhập khẩu và xuất khẩu đăng ký trong lĩnh vực thương mại điện tử và xuất khẩu sang khoảng 20,158 loại hàng hóa.
 
Năm 2009, theo số liệu được tổng hợp bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), mặt hàng gạo xay đứng đầu về giá trị nhập khẩu ở mức 810 triệu USD.
 
Đứng thứ 2 là thịt gà với giá trị nhập khẩu đạt 470 triệu USD. Tiếp theo là lúa mì ở mức 347 triệu USD và sản phẩm cây trồng và vật nuôi đạt 327 triệu USD. Đứng thứ 5 là sản phẩm chè với giá trị nhập khẩu đạt 279 triệu USD.
 
Cơm trộn, món ăn được ưa chuộng tại các quốc gia đạo Hồi nói chung và các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất nói riêng, có thể được dùng thêm với các loại thịt như thịt cừu, cá hoặc tôm panđan nhưng thịt gà vẫn là loại đặc biệt phổ biến được sử dụng.
 
Chỉ có một số ít trang trại chăn nuôi gà tại quốc gia này, và không có trang trại nào trong số này có giá trị thương mại lớn.
 
Hầu hết thịt gà đông lạnh nặng từ 800 gram đến 1,2 kg được bán tại thị trường các Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất được sản xuất và vận chuyển đến từ Bra-xin hoặc Pháp. Tuy nhiên, thịt gà tươi được sản xuất ngay trong nước lại chiếm một phần lớn ngành nông nghiệp đang phát triển và được bán tại các thị trường địa phương, cửa hàng thịt và rau./.
 
 
Nguồn : ttnn.com.vn

Nguồn:Vinanet