menu search
Đóng menu
Đóng

Quan hệ thương mại Việt-Pháp

15:25 09/01/2013

Pháp là thị trường nhập khẩu chính nhiều mặt hàng của Việt Nam, do đó xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Pháp đều gặp khó khăn. Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng 2012 Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 tỷ USD hàng hóa sang Pháp, tăng 26,64% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,8% tỷ trọng.
 
 

Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp , kinh tế Pháp năm 2012, theo đánh giá của một số cơ quan truyền thông Pháp, đã trải qua giai đoạn khó khăn và triển vọng không mấy sáng sủa. Tuy nhiên, trên thực tế, theo đánh giá của một số chuyên gia và doanh nghiệp Pháp, bức tranh kinh tế Pháp không quá bi quan.

Sản xuất công nghiệp có nhiều biến động khác nhau giữa các ngành, cụ thể như trang thiết bị điện, điện tử, máy móc, thiết bị vận tải và các ngành khác. Về đầu tư, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin tưởng chỉ số đầu tư tăng trưởng dương. So với năm 2010, chỉ số đầu tư công nghiệp sản xuất tăng 12% trong năm 2011 và trong năm 2012 dự kiến mức đầu tư đạt tăng trưởng nhẹ 5% so với giá trị năm 2011. Tuy vậy, chỉ số đầu tư đối với các ngành gỗ, giấy, công nghiệp dược phẩm, hóa học giảm 1%. Riêng đầu tư vào ngành thiết bị vận tải tăng 18%.

Về số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập trong ba tháng 9,10,11 năm 2012, giảm 8% so với năm ngoái. Tính đến hết tháng 11/2012, số doanh nghiệp thành lập là 513.496 doanh nghiệp (tăng 1,2%) so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 146.788 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn, 366.708 doanh nghiệp tư nhân.

Đây là một con số tích cực khi mà nền kinh tế Pháp gặp phải khó khăn và các doanh nghiệp đang thực hiện việc tái cơ cấu, hoặc thay đổi chủ sở hữu, hay thay đổi quy mô, hình thức hoạt động, nhằm thích hợp với những biến đổi của thị trường trong nước, nước ngoài cũng như sự điều chỉnh chính sách của chính phủ Pháp hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động.

Tham tán cho biết, Pháp là thị trường nhập khẩu chính nhiều mặt hàng của Việt Nam, do đó xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Pháp đều gặp khó khăn.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng 2012 Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 tỷ USD hàng hóa sang Pháp, tăng 26,64% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,8% tỷ trọng.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Pháp 11 tháng năm 2012 là điện thoại, giày dép, dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ …. với kim ngạch đạt lần lượt 668,4 triệu USD; 218,2 triệu USD; 158,3 triệu USD, 108,6 triệu USD….

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Pháp 11 tháng 2012

ĐVT: USD
 
KNXK T11/2012
KNXK 11T2012
KNXK 11T/2011
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch
195.024.465
1.898.261.280
1.498.969.322
26,64
Điện thoại các loại
53.623.794
668.484.241
418.743.620
59,64
giày dép các loại
20.345.377
218.223.098
221.993.819
-1,70
hàng dệt, may
16.817.514
158.328.454
184.814.640
-14,33
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
40.480.857
155.189.550
62.604.146
147,89
Hàng thuỷ sản
8.225.012
108.684.660
120.325.786
-9,67
gỗ và sản phẩm gỗ
11.090.468
74.036.730
64.203.323
15,32
Cà phê
5.871.524
65.566.555
29.288.447
123,86
túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
4.774.902
63.981.132
67.043.928
-4,57
phương tiện vận tải và phụ tùng
2.680.708
61.849.657
22.195.279
178,66
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
5.277.737
40.869.679
49.114.238
-16,79
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
2.247.199
35.018.089
26.279.375
33,25
Sản phẩm từ chất dẻo
2.540.297
29.276.289
28.123.034
4,10
sản phẩm gốm, sứ
1.180.466
14.461.411
16.589.427
-12,83
Hạt tiêu
1.673.997
11.090.420
11.277.696
-1,66
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1.421.179
11.030.077
9.883.408
11,60
cao su
1.270.034
10.833.742
15.068.607
-28,10
Hạt điều
540.999
8.586.539
7.530.932
14,02
sản phẩm từ sắt thép
1.097.084
8.088.427
12.363.597
-34,58
Hàng rau quả
886.251
6.950.922
8.814.367
-21,14
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
821.805
6.577.292
8.502.511
-22,64
dây điện và dây cáp điện
209.682
2.268.693
5.758.355
-60,60
gạo
 
1.291.301
681.242
89,55
(Nguồn: TCHQ)

Tuy nhiên, nếu chia thị trường Pháp làm ba phân khúc theo thu nhập của người dân là cao, trung bình và thấp, người tiêu dùng Pháp có mức thu nhập trung bình bị coi là ảnh hưởng nhiều nhất về sức mua, còn những người tiêu dùng ở phân khúc cao và thấp rất ít bị ảnh hưởng hơn.

Đôi khi có những sản phẩm không bị ảnh hưởng. Vì hàng hóa của Việt Nam sản xuất chủ yếu nhằm vào người dân có thu nhập thấp và trung bình, nên dự tính cả năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,3 tỷ euro; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt 2,6 tỷ euro.

Một trong các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp phải kể đến là điện thoại di động và linh kiện điện tử. Dự báo trong hai năm tới, hai mặt hàng này sẽ trở thành mặt hàng có kim ngạch cao nhất ở Pháp, do nhu cầu của người tiêu dùng Pháp đối với các loại điện thoại di động Samsung sản xuất tại Việt Nam ngày càng tăng.

Ngoài ra, các sản phẩm nội thất, đồ gia dụng, dệt may, giày dép, thủy sản, càphê là những sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp.

Ngược lại, Việt Nam nhập từ Pháp chủ yếu các loại dược phẩm, mỹ phẩm, máy móc cơ khí chính xác, năng lượng, giao thông vận tải, một số sản phẩm thời trang cao cấp và rượu vang. Trong năm 2011, xuất khẩu rượu vang của Pháp sang Việt Nam sụt giảm đáng kể do có sự thay đổi về thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, các doanh nghiệp xuất khẩu rượu vang Pháp đã quen với các thủ tục mới và đạt mức tăng trưởng mạnh.

Năm 2013 là năm giao lưu chéo giữa Việt Nam và Pháp nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, để có thể tạo được bước đột phá trong việc phát triển hợp tác thương mại giữa hai nước, theo Tham tán, số doanh nghiệp Pháp, nhất là những doanh nghiệp ở địa phương chưa có điều kiện biết đến Việt Nam nhiều, do vậy cần tăng cường quảng bá giới thiệu tiềm năng, khả năng cung cấp hàng hóa chất lượng cao của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, để doanh nghiệp Pháp có thể xây dựng kế hoạch nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và tiếp cận với các đối tác của Việt Nam.

Đồng thời, cũng nên khuyến khích các giao dịch trực tiếp và hoạt động xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước với sự hỗ trợ của thương vụ Việt Nam tại Pháp. Đây cũng là một kênh góp phần phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của Pháp đối với Việt Nam.

Dù có những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, song cơ hội tăng trưởng thương mại hai chiều còn rất lớn, nhất là trong triển vọng khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) hoàn thành đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường hai bên để phát triển quan hệ thương mại song phương.

Về vai trò của Pháp trong tiến trình đàm phán FTA giữa EU và Việt Nam, Tham tán cho biết trong tiến trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU, mà vòng một mới khởi động đàm phán tại Hà Nội vào tháng 10 vừa qua, phía Pháp với tư cách là một trong những thành viên chủ chốt của EU đã ủng hộ vòng đàm phán này.

Phía Pháp, ngoài yếu tố về tư tưởng mở cửa thị trường còn có vai trò lớn trong EU, nhất là trong việc hình thành các chính sách thương mại của EU. Tôi hy vọng phía Pháp với chiến lược ngoại thương mới kể từ khi Tổng thống François Hollande nắm quyền và việc tái thành lập Bộ Ngoại thương, sẽ có những động thái mới, coi trọng hơn các chương trình xúc tiến thương mại với Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác (là một trong các mục tiêu mà Bộ Ngoại thương Pháp đang hướng tới), xem là mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển ngoại thương đa phương và song phương của Pháp thời gian tới.

Với bối cảnh như vậy, Tham tán cho rằng phía Pháp sẽ có những ý kiến tích cực ủng hộ Việt Nam trong tiến trình đàm phán với EU để thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại tự do mà cả hai phía đang mong đợi. Hiệp định này sẽ là một trong những công cụ có thể giúp cho doanh nghiệp hai phía có thêm thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường của nhau.

Nguồn:Vinanet