menu search
Đóng menu
Đóng

Thái Lan cảnh báo các doanh nghiệp về hàng rào phi thuế quan

14:19 16/01/2012
Vụ Ngoại Thương, Bộ Thương mại Thái Lan đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan cần nâng cao nhận thức về hàng rào phi thuế quan của các nướcđối táctrong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn
 
Vụ Ngoại Thương, Bộ Thương mại Thái Lan đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan cần nâng cao nhận thức về hàng rào phi thuế quan của các nướcđối táctrong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn
 
Vụ Ngoại Thương, Bộ Thương mại Thái Lan đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan cần nâng cao nhận thức về hàng rào phi thuế quan của các nước đối táctrong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Mỹ, EU, Trung Quốc và Ấn Độ. Các sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi hàng rào phi thuế bao gồm thực phẩm, đồ chơi do các nước nhập khẩu sẽ tăng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời sẽ tìm cách giảm thâm hụt thương mại thông qua các chiến dịch khuyến khích tiêu thụ hàng nội địa.
 
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, ông Surasak Riengkrul cho biết suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng thương mại của Thái Lan. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu không chỉ khiến cho các nước phát triển mà còn cả các thị trường mới nổi bao gồm các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) tăng cường các biện pháp bảo hộ.
 
Các biện pháp phi thuế sẽ được Mỹ áp dụng theo Chiến dịch khuyến khích tiêu thụ hàng Mỹ được xây dựng trên cơ sở đạo luật Tái đầu tư và phục hồi kinh tế Mỹ, Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng sẽ tìm cách hạn chế nhập khẩu, yêu cầu các công ty tăng cường sử dụng nguyên vật liệu thô từ nội địa.
 
Các nước EU gần đây cũng đã áp dụng các biện pháp quản l‎ý nghiêm ngặt đối với hàng thực phẩm và đồ chơi nhập khẩu. Pháp đã cấm sử dụng chất phụ gia BPA (Biphenol A) trong thực phẩm, trong khi Đan Mạch tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm có tỷ lệ chất Trilyceride. Brazil cũng đưa ra ưu đãi đối với người tiêu dùng mua ô tô đạt tiêu chuẩn môi trường (eco – cars) được lắp ráp trong nước.
 
Ở Châu Á, Trung Quốc đã khởi động chiến dịch Mua hàng Trung Quốc, trong khi Nhật Bản triển khai chương trình Food Action Nippon nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp nội địa phát triển. Ấn Độ tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng nhạy cảm như thép. Indonesia cũng thắt chặt các quy định nhập khẩu đối với 500 mặt hàng, trong đó bao gồm hàng quần áo, dệt may, máy móc, điện tử, đồ chơi, giày, thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm như mũ bảo hiểm, bình gas, máy bơm, gạch phải được dán nhãn tiếng Indonesia “Bahasa Indonesia”.
 
Trong khi đó, Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp hạn chế số cảng nhập khẩu đối với một số mặt hàng đặc biệt. Malaysia cũng đã tăng cường kiểm tra chất lượng đối với thịt lợn nhập khẩu./.
 
Nguồn : tttnn.com.vn
 

Nguồn:Vinanet