menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường trong nước: Tràn ngập hàng giá rẻ Trung Quốc

08:17 15/12/2008
Đi các chợ vỉa hè, chợ Trời, chợ vùng ven, ai xũng dễ nhận ra hàng Trung Quốc được bày bán tràn ngập. Mặt hàng Trung Quốc đang lấn lướt trên thị trường nội địa chủ yếu vẫn là hàng may mặc, giày dép, hàng nhựa, hàng điện tử và gần đây là vật liệu xây dựng.

Nhận xét của tất cả ai đã mua hàng Trung Quốc vào dịp này là giá rẻ, nhiều mặt hàng nếu biết mặc cả có khi chỉ bằng 30 đến 50% so với hàng Việt Nam cùng loại. Chủ sạp quần áo tại chợ Nghĩa Tân (quần Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, vào cuối năm, hàng Trung Quốc thường về rất nhiều nhưng chưa bao giờ lại ấn tượng như năm nay. Toàn bộ quần áo bày bán tại chợ Nghĩa Tân đều là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Muốn mua hàng may mặc Việt Nam chỉ có ra cửa hàng, đại lý có trưng báỷan phẩm của những công ty đó; còn tại các chợ truyền thống như Nghĩa Tây, các sạp quần áo đều bày bán hàng may mặc Trung Quốc. Giá bán dao động từ 60.000 đến 200.000 đồng. Áo len, ao khoác mỏng 60.000-70.000 đồng/cái, loại dày dặn hơn giá trên 100.000 hoặc lên đến 200.000 đồng/cái; giày da, giày thể thao khoảng 100.000 đồng/đôi... Đối tượng mua đủ mọi tầng lớp nhưng chủ yếu là sinh viên hoặc tầng lớp bình dân.

Hàng Trung Quốc về nhiều do điều kiện thanh toán khá “thoáng” so với mọi năm: hàng ký gửi trả chậm, tỷ lệ chiết khấu cao, được trả lại hàng bị lỗi... nên nhiều sạp hàng đã chấp nhận lấy hàng. Hiện chỉ có duy nhất mạt hàng thực phẩm có lẽ là người tiêu dùng Việt Nam đang bị dị ứng với mác “Made in China”, còn các mặt hàng tiêu dùng khác thì họ làm mưa làm gió trên thị trường trong nước bởi giá rẻ, với mức thu nhập bị eo hẹp do lạm phát thì việc lựa chọn hàng Trung Quốc thời điểm này cũng là điều dễ hiểu.

Nhược điểm dễ nhận thấy nhất ở hàng hoá Trung Quốc là chất lượng kém. Hầu hết các mặt hàng Trung Quốc đều ở dạng “mua bán trao tay” nên có muốn bảo hành sản phẩm sẽ khó thực hiện. Nếu là khách mua quen thì cửa hàng chấp nhận đổi trong một thời gian ngắn nhất định.

Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, chất lượng hàng Trung Quốc rất khó kiểm soát và thường vào thị trường nước ta theo con đường “không chính thcs”. Do đó muốn ngăn chặn, chúng ta phải làm tốt việc chống lậu ngay từ biên giới, đồng thời chúng ta phải có hàng rào kỹ thuật với các tiêu chuẩn cao để dễ xử lý khi lưu thông trên thị trường. Việc này trước hết là bảo vệ người tiêu dùng và không vi phạm quy định về bảo hộ mậu dịch.

Tuy nhiên, để không bị “bật bãi” ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hướng mạnh vào thị trường nội địa. Theo thống kê của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện chỉ có 30% hàng dệt may Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường nội địa, còn đối với da giày tỷ lệ này còn chưa tới 10%. Trong khi đó, theo dự báo, mặt hàng dệt may của Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn mạnh sang Việt Nam với quy mô lớn khi mức thuế nhập khẩu được giảm từ 50% xuốgn 20% vào năm tới theo lộ trình gia nhập WTO. Nhất là khi việc thị trường xuất khẩu truyền thống ở châu Âu, Mỹ bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế đã khiến hàng Trung Quốc sẽ tìm đường sang các thị trường khác. Việt Nam là nước cận kề nên dễ bị ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ hàng cấp thấp mà theo dự báo, trong thời gian tới, những sản phẩm cao cấp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, EU... sẽ hướng vào Việt Nam.

Trong bối cảnh mọi người dân đang phải tiết kiệm chi tiêu do ảnh hưởng của lạm phát, việc lựa chọn những mặt hàng nước ngoài có giá vừa phải, chất lượng cũng đảm bảo thì khả năng chúng ta bị thua ngay trên sân nhà là điều khó tránh khỏi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa cũng như phải tổ chức tốt hệ thống phân phối để sản phẩm đến được với người tiêu dùng mức giá hợp lý cũng như chính sách hậu mãi tốt để hướng nhu cầu tiêu dùng vào hàng Việt Nam và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng sau khi mua sản phẩm.

Nguồn:Vinanet