menu search
Đóng menu
Đóng

Thương mại Việt Nam –Israel 8 tháng năm 2014 tăng trưởng tốt

16:36 13/10/2014

Thương mại hai chiều Việt Nam – Israel 8 tháng đầu năm 2014 đạt mức tăng trưởng tốt, đạt 624,9 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2013.

(VINANET) Mặc dù bối cảnh chính trị có nhiều bất lợi, nhưng trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – Israel vẫn tăng trưởng tốt, 8 tháng đầu năm 2014, xuất nhập khẩu 2 chiều vẫn đạt 624,9 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt 343,74 triệu USD và nhập khẩu đạt 281,2 triệu USD (Việt Nam xuất siêu 62,5 triệu USD).

Số liệu Hải quan XK sang Israel tháng 1-8/2014. ĐVT: nghìn USD

Mặt hàng

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tổng cộng

       40.024

       43.657

       45.169

       45.062

       44.403

          36.627

         43.838

           46.899

Hàng thủy sản

          3.470

          3.112

          4.963

          4.074

          3.601

            6.646

           4.752

             4.253

Hạt điều

             771

             433

          1.712

          3.008

          2.833

            3.085

           2.863

             1.965

Cà phê

          1.582

          1.419

          3.645

             972

             289

            2.827

               665

             2.097

Sản phẩm dệt may

          1.973

             688

          1.209

             836

          1.553

            1.509

           1.797

                929

Giầy dép các loại

          3.056

          2.114

          2.154

          2.393

          2.476

            2.703

           2.002

             2.843

Điện thoại và linh kiện

       24.191

       27.307

       21.611

       27.121

       26.010

            9.217

         24.517

           23.512

Hàng hóa khác

          4.981

          8.584

          9.875

          6.658

          7.641

          10.640

           7.242

           11.300

Trong 8 tháng đầu năm, ngoại trừ mặt hàng cà phê, dệt may có kim ngạch giảm do bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị, với mức giảm tương ứng 20,11% so với cùng kỳ, đạt 13,58 triệu USD và giảm 7,64%, đạt 10,27 triệu USD; còn lại các mặt hàng khác vẫn tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu sang Israel.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm điện thoại di động và linh kiện (183,5 triệu USD), thủy sản (32,53 triệu USD, tăng 12,89% so cùng kỳ), giầy dép các loại (19,6 triệu USD, tăng 74,71%), hạt điều (17,1 triệu USD, tăng 27,13%).

Trong khi đó, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Israel là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (196,2 triệu USD), phân bón (34,0 triệu USD), máy móc, thiết bị, phụ tùng (19,6 triệu USD).

Số liệu Hải quan xuất khẩu sang Israel 8 tháng năm 2014. ĐVT: USD

 

Mặt hàng

8T/2014

8T/2013

8T/2014 so cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       343.741.156

       257.576.683

+33,45

Điện thoại các loại và linh kiện

        183.496.507

                        -  

*

Hàng thuỷ sản

          32.530.863

          28.817.158

+12,89

Giày dép

          19.601.867

          11.219.850

+74,71

Hạt điều

          17.075.949

          13.431.958

+27,13

Cà phê

          13.584.337

          17.003.153

-20,11

Hàng dệt may

          10.267.358

          11.116.213

-7,64

Triển vọng và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Israel

Về triển vọng trong trung và dài hạn, do Israel không thể trồng được các loại nông sản của Việt Nam trong khi nhu cầu tiêu thụ các loại nông sản này tại Israel và khu vực Trung Đông là rất lớn, nếu vượt qua được các bất ổn chính trị, xung đột trong khu vực thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này sẽ được tăng lên rất đáng kể.

Israel sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến đặt biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng lại rất hạn chế về tiềm năng đất đai và lao động. Để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như của cả khu vực, các thương nhân Israel rất năng động trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản với các nước khác. Do đó, Việt Nam cần chú trọng, tìm cơ hội khuyến khích doanh nghiệp Israel vào Việt Nam hợp tác, chuyển giao công nghệ đi cùng với bao tiêu đầu ra cho sản phẩm nông sản trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet