menu search
Đóng menu
Đóng

Thương mại Việt Nam - Trung Đông: Những bước phát triển mới

11:40 13/10/2011

Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như UAE, Ảrập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Israel vẫn đang diễn ra bình thường và quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước ở khu vực không bị tác động ảnh hưởng tiêu cực.
 
 

Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như UAE, Ảrập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Israel vẫn đang diễn ra bình thường và quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước ở khu vực không bị tác động ảnh hưởng tiêu cực.

Việt Nam và các nước Trung Đông đã tạo dựng được khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, công nghiệp và dầu khí. Các cơ chế hợp tác chính thức như hoạt động của các ủy ban hỗn hợp, hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, hợp tác giữa các tổ chức xúc tiến thương mại đang được hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác. Một số ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả gồm có: Ủy ban liên chính phủ với UAE, Iraq; Ủy ban hỗn hợp với UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman, Kuwait, Ảrập Saudi, Iran. Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến thành lập ủy ban hỗn hợp với Israel và Palestine.

Năm 2009, mặc dù nền kinh tế các nước Trung Đông bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực vẫn thu được kết quả đáng khích lệ, đạt 1,14 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu sang Trung Đông tăng mạnh, đạt 1,65 tỷ USD, tăng 44,7% so với năm 2009. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với tất cả 16 nước Trung Đông.

Theo TCHQ Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2011, Việt nam đã xuất khẩu 1,5 tỷ USD sang thị trường này và nhập khẩu 1,7 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt 3,2 tỷ USD.

Khu vực Trung Đông bao gồm 16 nước: Ảrập Saudi, Bahrain, Quatar, Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Kuwait, Jordan, Iran, Iraq, Israel, Liban, Oman, Palestine, Síp (phần Bắc), Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Yemen. Ngoại trừ Israel, đa số các nước còn lại theo đạo Hồi. Trung Đông tập trung 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Với dân số khoảng 280 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao trên thế giới, Trung Đông được coi là thị trường có sức mua lớn và khả năng thanh toán cao.

Kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Trung Đông 8 tháng đầu năm 2011

ĐVT: USD
STT
Tên nước
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch
1
Kuwait
19,910,329
503,133,060
523,043,389
2

Saudi Arabia

157,920,240
488,453,231
646,373,471
3
UAE
496,563,486
304,196,778
800,760,264
4
Qatar
7,977,629
113,703,585
121,681,214
5
Israel
84,618,385
107,004,559
191,622,944
6

Iran (Islamic Rep.)

63,037,657
76,256,396
139,294,053
7
Turkey
504,169,773
52,071,793
556,241,566
8
Oman
13,580,064
49,371,193
62,951,257
9
Bahrain
3,571,381
22,160,039
25,731,420
10
Jordan
27,297,432
3,475,391
30,772,823
11
Yemen
13,254,957
654,792
13,909,749
12
Iraq
96,587,274
643,384
97,230,658
13
Lebanon
28,843,589
1,680
28,845,269
 
Tổng
1,517,332,197
1,721,125,881
3,238,458,078
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trung Đông là khu vực thị trường quan trọng của Việt Nam, đặc biệt xét trên các khía cạnh trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, xuất khẩu lao động và hợp tác dầu khí. Xác định được tầm quan trọng của thị trường Trung Đông, ngày 9/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Đề án đã đưa ra một số nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu khí; lao động; thương mại; tài chính - ngân hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông tin, văn hóa, thể thao; nông nghiệp; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; an ninh, quốc phòng.

Triển khai thực hiện đề án, liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại, ngày 15/12/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 6583/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008-2015. Chương trình hành động đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với khu vực Trung Đông đạt 3,1 tỷ USD năm 2010 (mục tiêu năm 2010 đã đạt được) và đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2015. Về hợp tác dầu khí, chương trình hành động cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát: thúc đẩy việc triển khai các dự án dầu khí đã ký và mở rộng các hoạt động dầu khí tại Trung Đông bằng cách tận dụng các cơ hội thuận lợi để ký kết các hợp đồng thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí, đa dạng hóa nguồn nhập khẩu dầu thô, khí LNG nhằm phục vụ chiến lược an ninh năng lượng của Việt Nam.

Với những kết quả đạt được, trên cơ sở xem xét tiềm năng và triển vọng trao đổi thương mại trong những năm tới, dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang 16 nước Trung Đông năm 2011 sẽ đạt khoảng 1,98 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2010), năm 2015 sẽ đạt khoảng 4,1 tỷ USD./.

 
 

Nguồn:Vinanet