menu search
Đóng menu
Đóng

Triển vọng thương mại Việt – Mỹ

09:22 03/01/2013

Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) cho biết, đến năm 2015, kim ngạch XNK hai bên có thể lên đến hơn 33 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK của Việt Nam đạt mức hơn 27 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là trên 6 tỷ USD.
  
  


Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) cho biết, đến năm 2015, kim ngạch XNK hai bên có thể lên đến hơn 33 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK của Việt Nam đạt mức hơn 27 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là trên 6 tỷ USD. Quan hệ thương mại giữa hai nước trong năm 2012 tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hơn những năm trước đó. Dựa vào số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2012 của Bộ Thương mại Mỹ, AmCham dự báo thương mại song phương cả năm 2012 có thể đạt mức 24,6 tỷ USD, tương ứng mức tăng tích cực 12,8% so với năm 2011. Trong đó, kim ngạch XK của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 20 tỷ USD (tăng 14%) và nhập khẩu từ Mỹ đạt khoảng 4,6 tỷ USD (tăng 7%).

Đáng lưu ý trong năm 2012, kim ngạch XK hàng may mặc từ Việt Nam vào Mỹ có thể chỉ đạt mức 7,8 tỷ USD, tăng8% so với con số 7,2 tỷ USD năm 2011 và thấp hơn hẳn mức tăng hai con số của năm 2010 và năm 2011. Theo AmCham, kim ngạch XK hàng may mặc từ Việt Nam sang Mỹ có thể đạt mức 8,4 tỷ USD vào năm 2013, tăng lên mức 9,1 tỷ USD năm 2014 và đạt con số 9,7 tỷ USD năm 2015. Trước đó, tổng giá trị thương mại song phương năm 2011 đạt 21,8 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2010. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu được 17,5 tỷ USD (tăng 18%) và nhập khẩu từ Mỹ 4,3 tỷ USD (tăng 17%).

Về thị trường may mặc, Việt Nam đã nhanh chóng đạt được vị thế là nước cung cấp sản phẩm dệt may lớn thứ hai vào Mỹ sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam có hiệu lực vào tháng 12/2011 và Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1/2007. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã chậm lại kể từ năm 2010 khi các nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh nhanh chóng tăng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ và Mexico dường như tạm dừng xuất khẩu.

Tham khảo giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ trong tháng cuối năm 2012 theo phương thức thanh toán FOB   

Chủng loại
Đơn giá
Cảng, cửa khẩu

áo jacket nam 1225497, 1 lớp, dài tay, có nón, size S

29,52 USD/cái
ICD Sóng thần (Bình dương)
Đầm nữ dài tay,không cổ
27,98 USD/cái
Sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh)

HTS: 6202934500; CAT 635; áo choàng nữ 2 lớp, P/O: OC7YC-YA ( 32 Kiện)

38,46 USD/chiếc
Cảng Hải Phòng
áo đầm dài nữ, 94S7043
19,81 USD/chiếc
Sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh)

Điểm đáng lưu ý khác trong thương mại Việt-Mỹ là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam sang Mỹ. Hiện tượng này thể hiện rõ trong năm 2012. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao chủ yếu từ khu vực FDI với công nghệ sản xuất hiện đại, chẳng hạn nhà máy 1 tỷ USD của Intel tại khu công nghệ cao Saigon Hi, Tech Part, nhà máy Samsung của Hàn Quốc, nhà máy Nidec của Nhật. Nhờ vào khu vực FDI, Việt Nam đã tăng trưởng xuất khẩu công nghệ cao khi suy giảm kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa từ các quốc gia châu Á.

Kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị điện tử của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 58% trong 8 tháng đầu năm 2012, trong khi mức tăng của Trung Quốc chỉ đạt 11% và Malaixia tăng 4%, Thái Lan giảm 5% và Indonesia giảm 16% trong cùng kỳ so sánh. Dựa vào xu thế gần đây, AmCham cho rằng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc từ Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng nhưng việc đề xuất tăng gấp đôi lương tối thiểu vào ănm 2015 có thể làm hạn chế xu thế tăng trưởng này.

Nguồn:Vinanet