menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu dệt may: Chờ tín hiệu mới từ thị trường

09:31 15/03/2012
Đã qua hơn hai tháng đầu năm nhưng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa ổn định, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng hơn 2 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có những giải pháp riêng để duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động, chờ tín hiệu phục hồi của thị trường.

Đã qua hơn hai tháng đầu năm nhưng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa ổn định, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng hơn 2 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có những giải pháp riêng để duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động, chờ tín hiệu phục hồi của thị trường.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, trong giai đoạn này các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu đơn hàng sản xuất, vì hai thị trường chính của dệt may là Mỹ và EU đều đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Đại diện một doanh nghiệp may cho biết, do khủng hoảng nợ công tăng, các nước đều tăng thuế hàng tiêu dùng khiến giá hàng tăng lên, vì vậy nhu cầu tiêu dùng cũng giảm sút. Từ đó các nhà bán buôn và bán lẻ cũng có xu hướng ép các đơn vị cung ứng hàng phải giảm giá. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà tất cả các thị trường khác đều phải giảm giá. Vấn đề là làm sao giữ được đơn hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chia sẻ với khách về giá cả, rút ngắn thời gian giao hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động.

Theo số liệu thống kê, sản xuất của ngành nguyên liệu vải giảm, hai tháng đầu năm vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 8,2% so với cùng kỳ, vải dệt từ sợi bông tuy tăng nhưng không đáng kể. Điều đó làm sản phẩm quần áo may sẵn cho người lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 3,8%. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất của ngành là giá nhân công và chi phí đầu vào tăng. Trong khi đó, xuất khẩu chịu tác động mạnh từ các chính sách tài chính của châu Âu và tiết giảm tiêu dùng tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh những khó khăn về thị trường, nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực tìm lối thoát cho hoạt động kinh doanh, duy trì sản xuất ở mức khả quan. Giám đốc điều hành Công ty cổ phần May Hồ Gươm, cho biết: số lượng đơn hàng và giá xuất khẩu giám đáng kể khoảng 20%. Những với các chính sách thu hút người lao động, cũng như tiết giảm chi phí, phát triển thị trường nội địa nên doanh thu của doanh nghiệp này không giảm, vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tương tự, Công ty may Nhà Bè cũng có những cách đi riêng của mình. Công ty đã ký được đơn hàng đến hết quý III, hai tháng đầu năm công ty vẫn duy trì mức tẳng trưởng 15%, hiện ban lãnh đạo công ty đang lựa chọn đơn hàng cho quý tiếp theo. Công ty đang tích cực tiết giảm chi phi, nâng cao đời sống cho người lao động , tập trung đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ quản lý, thiết kế để tiến tới sản xuất hàng thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm (ODM), đồng thời tăng đầu tư sản xuất phục vụ thị trường nội địa.

Nhận định về triển vọng tình hình chung của các doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội dệt may, nhận định rằng mặc dù EU chưa thoát khỏi khủng hoảng nợ công nhưng kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục hồi. Ngoài ra, hiện có cơ sở để dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc có thể đạt khoảng 1 tỷ USD trong năm nay. Khó khăn, nhưng nhưng năm nay toàn ngành dệt may vẫn đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, tăng 10-12%, trong đó, xuất siêu đạt 7 tỷ USD. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, Hiệp hội dệt may khuyến cáo các doanh nghiệp tập trung tăng đầu tư vào khâu thiết kế và nên chấp nhận linh hoạt đa dạng đơn hàng vì bên cạnh những đơn hàng lớn cũng sẽ có những đơn hàng nhỏ.

Nguồn:Tin tham khảo