menu search
Đóng menu
Đóng

Xúc tiến và thúc đẩy hợp tác thương mại với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

10:17 09/12/2009

Phó tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cho biết, trong 5 năm thiết lập quan hệ, hợp tác thương mại hai bên, Việt Nam đã trở thành đối tác mậu dịch lớn thứ 2 của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Năm 2008, kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt 649 triệu USD. Vân Nam có 57 doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, với tổng giá trị thoả thuận 115 triệu USD. 10 tháng năm 2009, kim ngạch mậu dịch Việt Nam – Vân Nam đạt 616 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam chủ yếu là các phẩm nông sản như: vải tươi, nhãn tươi, chanh tươi, hạt điều, sắn lát, cao su, thuỷ sản và quặng các loại. Vân Nam xuất khẩu vào Việt Nam điện, hoá chất, phân bón, hàng cơ điện, thiết bị máy móc, nông sản và than cốc.

Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục thúc đẩyhợp tác thương mại, hai bên cần xây dựng và kiện toàn cơ chế hợp tác, tiếp tục làm phong phú và hoàn thiện cơ chế liên hệ giữa các ban ngành, chính quyền huyện của tỉnh, thành phố dọc tuyến hành lang kinh tế; triển khai giao lưu, đối thoại… Bên cạnh đó, phát huy hơn nữa vai trò đầu mối của các tổ chức trung gian, các cơ chế thúc đẩy mậu dịch và các hiệp hội ngành nghề của hai nước, tạo nền tảng để doanh nghiệp tham gia vào công tác xây dựng hành lang.

Hai bên tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc), phối hợp xây dựng nền tảng cho hoạt động hợp tác kinh tế mậu dịch hai nước. Việt Nam – Vân Nam đẩy nhanh tiến độ cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hành lang kinh tế 5 tỉnh thành Việt-Trung; mở 3 tuyến vận tải quốc tế Tuyên Quang – Côn Minh – Lai Châu – Côn Minh và Hà Giang – Văn Sơn; đẩy nhanh hợp tác vận tải đường thuỷ sông Hồng. Nghiêm túc thực hiện “Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hoá qua biên giới trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông”; nới lỏng những hạn chế về chính sách đối với xuất nhập cảnh qua biên giới cửa khẩu, tạo thuận lợi về cấp thị thực, đơn gián hoá thủ tục xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hoá. Chính phủ hai nước cần ủng hộ doanh nghiệp hai bên đầu tư xuyên biên giới, ưu tiên xem xét đối với doanh nghiệp đầu tư của bên kia trong điều kiện ngang bằng.

Hiện nay mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đang được ưa chuộng tại Trung Quốc, nhưng vì thời gian vận chuyển mặt hàng này từ vùng biển của Việt Nam tới Trung Quốc khá lâu nên đa số là hàng đông lạnh. Tuy nhiên, do giao thông chưa được thuận lợi, nếu  giao thông thuận lợi, thời gian vận chuyển rút ngắn xuống còn 5-8 giờ sẽ nâng tổng kim ngạch hai chiều tăng gấp đôi.

 

Nguồn:Vinanet