Trăn trở một doanh nhân
Việt nam với 80% là sản xuất nông nghiệp, hàng năm lượng tiêu thụ phân bón rất lớn trung bình hơn 7 triệu tấn/ năm, công nghệ sản xuất phân bón đa số còn lạc hậu, tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan…
Ban đầu người nông dân thường mua các loại phân đơn về trộn lại với nhau để sử dụng nhưng khuyết điểm là trộn không đúng tỷ lệ, nhận thấy điều đó các nhà máy sản xuất trong nước sản xuất NPK trộn 3 màu dùng công nghệ đơn giản (có khi sử dụng cuốc xẻng) phối trộn theo công thức và bán ra thị trường, yếu điểm của công nghệ này là phân bón không đồng đều khi sử dụng, tỷ lệ thất thoát lớn, lượng sử dụng cao, dễ làm kém chất lượng.
Phát triển hơn nhiều công ty sản xuất phân bón lớn đã mạnh dạn đầu tư những dây chuyền công nghệ sản xuất NPK một hạt với giá thành đầu tư cả triệu đôla như tạo hạt bằng hơi nước, tạo hạt bằng urea hóa lỏng nhằm khắc phục hạn chế của NPK 3 màu, giúp cây trồng hấp thu tốt hơn, tránh thất thoát khi sử dụng, nhưng yếu điểm của cách sản xuất này là chi phí đầu tư cao, phụ thuộc công nghệ sản xuất chủ yếu là của Trung Quốc và đặc biệt là một hạt chỉ chứa 3-4 chất còn nếu có bổ sung hàm lượng TE (trung-vi lượng) thì hàm lượng rất nhỏ thường dưới 1%, hay bổ sung với tỷ lệ phần triệu (ppm).
Còn để mua được những sản phẩm có hàm lượng TE cao thường là phải mua lại những sản phẩm nhập khẩu của Đức, Mỹ.. giá thành rất cao.
Gian nan tìm giải pháp mới
Vào những năm 2009-2010 Anh Trần Duy An khi đó còn là giám đốc công ty TNHH Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế ATA ( gọi tắt là công ty ATA) đã nhận thấy yếu điểm của phân bón NPK trộn 3 màu và NPK một hạt viên tròn sản xuất trong nước.
Với ý tưởng từ sản xuất thức ăn gia súc với công nghệ viên nén và tham quan công nghệ sản xuất phân hữu cơ viên nén tại Thái lan, Mỹ, Canada, anh quyết tâm nhập thử một máy để nghiên cứu cấu tạo.
Ưu điểm của NPK viên nén là chi phí đầu tư thấp chỉ bằng 1/10 so với cách đầu tư củ, không cần nhiệt độ để sấy khô (như :than đá, củi, dầu…) không gây ô nhiễm môi trường, giữ nguyên hiệu quả của NPK 1 hạt là giúp cây trồng hấp thụ hết dinh dưỡng trong 1 hạt nén. Đồng thời có thể bổ sung ít nhất 3 chất TE – trung lượng với tổng hàm lượng đạt 10% trở lên.
Bên cạnh đó cái khó nhất là sản xuất đĩa nén. Để sản xuất phân bón cần phải có kích cở hạt nhỏ (2,5mm) và năng suất cao, máy lại làm trong môi trường phân bón nên các loại sắt thường bị mòn rất nhanh. Ban đầu công ty phải nhập những đĩa nén này với giá thành cực đắt khoảng 4.000 USD/1 cái và mất 45 ngày mới về tới Việt Nam.
Đến đầu năm 2013 Trần Duy An cùng đồng nghiệp đã tìm ra giải pháp khắc phục. sử dụng công nghệ CNC – phay tự động của Nhật và nhập những loại thép đặc chủng của Nhật, anh cùng đồng nghiệp đã sản xuất thành công dĩa nén NPK ngay tại trong nước với giá thành chỉ bằng 1/3 giá nhập khẩu.
Kết quả là đến tháng 10 -2013 trong dịp khánh thành trụ sở chính tại tỉnh Bình Phước, Công ty ATA đã tiến hành chạy thử hai máy với công suất 4 tấn/1h trước sự chứng kiến của cơ quan ban ngành nông nghiệp trong tỉnh, các đại lý khu vực một cách ngạc nhiên đầy thán phục và Anh An đã vinh dự được Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông thôn trao tặng danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu lần 2 vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn vào ngày 31 tháng 5 vừa qua.
Giải pháp mới – cần sự quan tâm
Qua trao đổi với chúng tôi và khi tận mắt chứng kiến hoạt động của hệ thống sản xuất, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và đầy thông cảm cùng Anh An.
Cái khó đầu tiên hiện nay của doanh nghiệp là đăng ký sở hữu độc quyền công nghệ như thế nào để an toàn cho doanh nghiệp vì công ty đã đầu tư ban đầu quá lớn để nghiên cứu. điều thứ 2: do máy nhỏ gọn (với 4 máy chỉ mất diện tích khoảng 300m2 có công suất 10tấn/1h) thì nhà máy sẽ rất nhỏ gọn, không sử dụng hệ thống sây và không gây ô nhiễm môi trường, thuận lợi cho việc sản xuất trực tiếp tại vùng tiêu thụ nhưng theo quy định sản xuất phân bón thì nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh thành không cho sản xuất phân bón vì sợ ô nhiễm, nên mong mỏi của Anh cùng đồng nghiệp là được trình bày với Bộ công thương về công nghệ trên để được nhân rộng mô hình đến khắp các tỉnh trong cả nước.
Điều cuối cùng anh Trần Duy An cùng đồng nghiệp mong muốn là sẽ sớm được các cơ quan chức năng như hội nông dân, khuyến nông các tỉnh hỗ trợ để đưa một sản phẩm NPK viên nén chất lượng cao tới được tay bà con nông dân trong thời gian sớm nhất.
Nguồn: Phòng Thông tin Chính Sách Công Thương/Vitic-tapchimoitruong.vn