Cụ thể, Bộ chỉ đạo các Sở Công Thương chuẩn bị phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu, đặc biệt là khu vực có khả năng bị chia cắt do mưa lũ; tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn hiện trạng găm hàng, nâng giá, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai phương án sẵn sàng ứng phó với mưa lũ, chỉ đạo các chủ hồ đập thủy điện triển khai các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, thông báo với địa phương phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du việc vận hành đóng mở cửa xả lũ, xả lũ khẩn cấp.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo các đơn vị tiếp tục khắc phục sự cố do ảnh hưởng của đợt lũ vừa xảy ra, triển khai các biện pháp phòng chống ngập nước, sạt lở bờ mỏ, bãi thải. Chủ động sơ tán người, thiết bị ra khỏi nơi có nguy cơ ảnh hưởng mất an tòan.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo phân phối, truyền tải điện, triển khai các phương án đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục, xử lý sự cố xảy ra.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp chống ngập nước, chống tràn xăng dầu tại các công trình, cửa hàng xăng dầu và duy trì xăng dậu phục vụ phòng chống thiên tai.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam chỉ đạo các đơn vị khai thác khoáng sản kiểm tra các công trình khai thác, bãi thải, triển khai các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống ngập nước, sạt lở bãi thải.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng yêu cầu trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, yêu cầu các đơn vị tập trung chỉ đạo và thực hiện, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương.
Kiều Linh