menu search
Đóng menu
Đóng

JVC, TSC dư bán sàn lượng lớn, bluechips kéo VN-Index giảm nhẹ

09:52 02/10/2015

Vinanet - Cả 2 chỉ số chính bất ngờ cùng đảo chiều cuối phiên. Trong khi VN-Index tăng trong hầu hết thời gian giao dịch lại đóng cửa giảm nhẹ sau phiên ATC thì HNX-Index hồi phục trở lại, tăng lên trên tham chiếu.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm 0,22% xuống 562,31 điểm. Giá trị giao dịch 1.413 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận là 261 tỷ đồng.

Các cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận lớn có BCI (1,8 triệu cổ phiếu - 38,6 tỷ đồng); CII (1,37 triệu cổ phiếu - 31 tỷ đồng); GMD (1,1 triệu cổ phiếu - 51,1 tỷ đồng); HQC (5,6 triệu cổ phiếu - 29 tỷ đồng); SSI (2 triệu cổ phiếu - 48 tỷ đồng); VNM (250.000 cổ phiếu - 27 tỷ đồng).

GAS giảm 200 đồng, BID giảm 300 đồng, VNM giảm 1.000 đồng, MSN giảm 500 đồng, BVH giảm 300 đồng là một số mã giảm giá trong nhóm bluechips.

2 cổ phiếu tăng trần hôm nay là CTD và BCG, trong đó CTD đã lên 106.000 đồng/cổ phiếu. JVC và TSC giảm sàn với dư bán lớn.

HNX-Index tăng 0,29% lên 78,25 điểm. Giá trị giao dịch đạt 338 tỷ đồng.

------------------

Thị trường chứng khoán mở cửa tăng nhẹ trong phiên giao dịch 2/10 nhưng hiện đang đảo chiều đi xuống, trong bối cảnh chưa có thêm thông tin về cuộc đàm phán TPP trong khi chỉ số PMI Việt Nam đã xuống dưới 50 điểm lần đầu tiên trong 2 năm, cho thấy ngành sản xuất đang co hẹp.

9h45', VN-Index giảm 0,27% và HNX-Index giảm 0,04%. Thanh khoản lúc này đạt khoảng 310 tỷ đồng, khối lượng giao dịch 24 triệu cổ phiếu.

NT2 tăng giá 300 đồng, khớp lệnh hơn 600 nghìn đơn vị. FIT tăng 100 đồng, GTN tăng tiếp 200 đồng sau khi hôm qua tăng trần và khối ngoại mua 6 triệu cổ phiếu.

Các cổ phiếu giảm sàn là JVC, TSC, VMI. Đây đã là phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của JVC, phiên thứ 4 của VMI và là phiên giảm sàn đầu tiên của TSC.

Tại nhóm vốn hóa lớn,VNM giảm 1.000 đồng, VIC đứng giá, BVH, CTG, STB và VCB cùng giảm nhẹ 100 đồng, BID và GAS đều giảm nhẹ.

HAG tăng giá 200 đồng sau thông tin phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 15%. HPG tăng 400 đồng, lên 31.100 đồng/cổ phiếu.

Theo Công ty chứng khoán HSC, chỉ số PMI Nikkei liên hệ mật thiết với nhu cầu xuất khẩu và do đó có vẻ Việt Nam đang bắt đầu chịu ảnh hưởng từ hoạt động thương mại kém đi từ Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. HSC cho rằng chỉ số PMI Nikkei công bố gần đây là một dấu hiệu đáng lo ngại, tuy nhiên chỉ số vẫn chưa giảm quá nhiều so với mốc 50 và có thể bật trở lại trong những tháng tới.

Công ty chứng khoán Rồng Việt nhìn nhận, dấu hiệu giảm trong chỉ số PMI chưa thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP quý cuối năm. VDSC cho rằng, PMI tháng 9 giảm xuất phát từ 3 nguyên nhân: ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu; ảnh hưởng của tính mùa vụ; ảnh hưởng của chỉ số giá đầu vào. Đặt trong tương quan với các nước trong khu vực, VDSC cho rằng PMI Việt Nam ở mức chấp nhận được khi PMI các nước khác cũng đều đi xuống.

Theo chứng khoán Bảo Việt, thông tin PMI tháng 9 là tín hiệu rất cần được nhà đầu tư lưu ý trong thời gian tới vì sự suy giảm của khu vực sản xuất có thể sẽ ảnh hưởng đến đà hồi phục kinh tế do dây là lĩnh vực trụ cột trong tăng trưởng GDP của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay.

Minh Quân