menu search
Đóng menu
Đóng

Chứng khoán ngày 8/7/2016

16:22 08/07/2016

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/7, với 96 mã tăng và 146 mã  giảm, VN-Index giảm 2,44 điểm (-0,37%) xuống 658,68 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 0,96 điểm (-0,15%) xuống 643,56 điểm với 8 mã tăng và 13 mã  giảm.


 

Phiên sáng 8/7: Lực bán mạnh khi VN-Index lập kỷ lục 7 năm

Các cổ phiếu Bluechip vẫn tiếp tục là lực kéo chỉ số vào đầu phiên sáng nay, tuy nhiên kể từ giữa phiên, lực bán tăng mạnh bẻ gãy trụ và kéo thị trường giảm điểm. Phiên điều chỉnh đầu tiên đã diễn ra.

Sau một vài phiên nghỉ ngơi, thị trường ngày hôm qua lại bật tăng mạnh và lập đỉnh 7 năm, cùng với đó là sức cầu mạnh mẽ giúp thanh khoản hết sức tích cực. Tuy nhiên, chính những phiên tăng nóng như vậy khiến thị trường tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh cao.

Điều này thể hiện khá rõ khi các chỉ số đều giảm điểm khi bước vào phiên giao dịch sáng nay khi áp lực bán xuất hiện tại nhiều mã bluechips, động lực chính giúp thị trường tăng điểm mạnh mẽ trong thời gian qua.

Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,05 điểm (-0,01%) xuống 661,07 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 10,55 triệu đơn vị, giá trị 628,83 tỷ đồng. Thanh khoản vọt tăng ngay từ đầu phiên chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận của 2,5 triệu cổ phiếu MWG, giá trị 337,5 tỷ đồng và 2,36 triệu cổ phiếu PNJ, giá trị hơn 201 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, các chỉ số chịu sự rung lắc khá mạnh khi nhóm cổ phiếu bluechip đang diễn biến phân hóa rõ rệt. VN-Index liên tục đổi màu do trụ đỡ chính thiếu ổn định.

Các mã VIC, VCB, SSI , MBB, KDC, FPT, HSG… đang tăng điểm khá mạnh, góp công lớn giúp VN-Index duy trì sắc xanh. Trong đó, SSI giao dịch nổi trội với mức tăng 300 đồng lên 22.800 đồng/CP và khớp 2,27 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã VNM, MSN, BVH, HPG, REE, EIB… đang giảm điểm hoặc đứng tham chiếu, trong đó HPG đang chịu áp lực chốt lời nên giảm 200 đồng về 42.600 đồng/CP và khớp lệnh 1,3 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí với GAS, VPD, PVT đang đồng loạt giảm điểm khá mạnh và là lực cản chính của chỉ số. Ngày hôm qua, giá dầu tiếp tục giảm 5% xuống mức thấp nhất trong 2 tháng gần đây.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn khá tích cực, tuy nhiên các mã đầu cơ lại đang chịu áp lực bán ra. Ngoại trừ một số mã có thông tin hỗ trợ như HHS, FLC, KBC, VHG… tăng điểm, còn lại đa phần giữ sắc đỏ.

FLC dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE với 2,7 triệu đơn vị được khớp. HHS theo sau với 2,56 triệu đơn vị, có thời điểm HHS đã tăng trần.

Trên sàn HNX, tình trạng phân hóa cũng diễn ra tương tự trên HOSE, nhưng do sức nặng của nhóm dầu khí và một số mã bluechips khác như NTP, DBC, CEO… nên HNX-Index đang giảm điểm.

VCG và SCR, HUT đều có được mức thanh khoản tốt, trong đó SCR khớp hơn 3 triệu đơn vị HUT đứng giá tham chiếu, còn VCG và SCR đang tăng nhẹ.

Tâm điểm thị trường đang tập trung tại mã KHB và KSA. Sau 11 phiên giảm sàn liên tục tính cả phiên hôm qua và lượng dư bán sàn chất đống, KHB đã bất ngờ quay đầu tăng trần trong phiên sáng nay, thanh khoản đột biến với hơn 9,3 triệu đơn vị được khớp và vẫn còn dư mua trần khá lớn.

Trong khi đó, “người anh em” KSA đang có phiên giảm sàn thứ 10 phiên liên tiếp và lượng dư bán sàn vẫn chất như núi, lên tới hơn 38 triệu đơn vị.

Dần về cuối phiên, áp lực bán càng được tăng cường, tập trung mạnh tại nhóm cổ phiếu tăng rất tốt thời gian qua là nhóm bluechips, nên đà giảm trên các chỉ số dần được nới rộng. Điểm tích cực là sức cầu vẫn hoạt động tương đối tích cực, giúp duy trì mức thanh khoản cao, song chủ yếu là cầu giá thấp nên chưa đủ sức để kéo chỉ số.

Kết thúc phiên sáng, với 91 mã tăng và 134 mã  giảm, VN-Index giảm 3,75 điểm (-0,57%) xuống 657,37 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 2,2 điểm (-0,34%) xuống 642,32 điểm với 9 mã tăng và 17 mã  giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 96,34 triệu đơn vị, giá trị 2.487,38 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 8,26 triệu đơn vị, giá trị 610,69 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 2,549 triệu cổ phiếu MWG, giá trị 344,4 tỷ đồng và 2,36 triệu cổ phiếu PNJ, giá trị hơn 201 tỷ đồng.

Tương tự, với 66 mã tăng và 123 mã  giảm, HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,73%) xuống 87,51 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 1,3 điểm (-0,81%) xuống 159,83 điểm với 5 mã tăng và 18 mã  giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 47,25 triệu đơn vị, giá trị 517,75 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ 9,84 tỷ đồng.

Trước áp lực bán mạnh, chỉ còn hơn chục mã bulechips trên 2 sàn còn tăng điểm như VIC, SSI, FPT, HCM, LAS, BCC, BII…, trong đó SSI chỉ còn tăng tối thiểu lên 22.600 đồng/CP và khớp 3,6 triệu đơn vị; FPT và HCM tăng tương ứng 400 và 200 đồng, cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.

Còn lại sắc đỏ chiếm đa số, bao gồm VCB, BVH, MSN, HPG, NTP, DBC, AAA, ACB… Trong đó VCB, BVH, MSN cùng giảm 500 đồng, NTP và DBC cùng giảm 1.100 đồng…

HPG giảm 700 đồng về 42.100 đồng/CP và khớp 3,5 triệu đơn vị. HSG quay đầu giảm 300 đồng xuống 45.400 đồng/CP và khớp 1,94 triệu đơn vị. Riêng TLH tăng 600 đồng lên 11.800 đồng/CP và khớp 2,65 triệu đơn vị.

SCR, VCG và HUT cùng đứng giá tham chiếu, khớp lệnh lần lượt 6,88 triệu, 2,35 triệu và 2,49 triệu đơn vị. DCS giảm 100 đồng về 4.300 đồng/CP và khớp 1,29 triệu đơn vị.

Về thanh khoản, KHB khớp lệnh mạnh nhất toàn thị trường với 9,43 triệu đơn vị được sang tên và còn dư mua giá trần hơn 0,63 triệu đơn vị. Trong khi KSA vẫn do sàn với lượng dư bán sàn hơn 38 triệu đơn vị.

FLC dẫn đầu sàn HOSE với 4,33 triệu đơn vị được khớp và đứng giá tham chiếu 6.100 đồng/CP. HHS vẫn tăng 400 đồng lên 9.300 đồng/CP và khớp 3,3 triệu đơn vị

Phiên giao dịch chiều 8/7: Yên tâm nghỉ cuối tuần

Sức ép tiếp tục được dồn vào nhóm cổ phiếu bluechips, tuy nhiên với cầu giá cấp hoạt động rất tích cực nên các chỉ số không lùi sâu mà chủ yếu diễn biến giằng co, thanh khoản thị trường theo đó tiếp tục bùng nổ.

Lực cung hàng mạnh, ép thị trường giảm điểm cuối phiên sáng vẫn tiếp diễn sang phiên chiều nay. Tuy nhiên, lực cầu tăng mạnh ở vùng giá thấp khiến diễn biến giá cổ phiếu không nhiều thay đổi, tuy nhiên thanh khoản lại tăng mạnh so với phiên sáng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/7, với 96 mã tăng và 146 mã  giảm, VN-Index giảm 2,44 điểm (-0,37%) xuống 658,68 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 0,96 điểm (-0,15%) xuống 643,56 điểm với 8 mã tăng và 13 mã  giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 143,14 triệu đơn vị, giá trị 3.469,15 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 694 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của khối ngoại với 2,549 triệu cổ phiếu MWG, giá trị 344,4 tỷ đồng và 2,945 triệu cổ phiếu PNJ, giá trị hơn 250,35 tỷ đồng.

Tương tự, với 89 mã tăng và 128 mã  giảm, HNX-Index giảm 0,59 điểm (-0,66%) xuống 87,57 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 1,13 điểm (-0,7%) xuống 160,01 điểm với 6 mã tăng và 16 mã  giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 66,49 triệu đơn vị, giá trị 786,44 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn, chỉ 1,38 triệu đơn vị, giá trị 15,87 tỷ đồng.

Về diễn biến giao dịch, điểm tích cực là lực bán các mã lớn không còn quá mạnh về cuối phiên. VIC, VNM, VCB, MSN, STB, HUT, ACB, BVS, KLS… đều đã về được giá tham chiếu. STB khớp được 1,02 triệu đơn vị, HUT khớp 2,98 triệu đơn vị, KLS khớp 2,63 triệu đơn vị.

Trong khi BVH, BID, HCM, HPG, DBC, CEO, AAA, VND, NTP… vẫn giảm điểm, song không còn mạnh như thời điểm đầu phiên. NTP giảm 3.000 đồng, BVH giảm 2.000 đồng, DBC giảm 1.300 đồng, AAA giảm 900 đồng…

HPG chỉ còn giảm 100 đồng về 42.700 đồng/CP và khớp 5,75 triệu đơn vị. HCM, BID, VND khớp trên 1 triệu đơn vị.

GAS giảm 1.000 đồng, các mã dầu khí lớn khác như PVD, PVT, PVS, PVC… cũng giảm điểm. PVD giảm 700 đồng xuống 30.100 đồng/CP và khớp 2,29 triệu đơn vị. PVT, PVS giảm nhẹ 1-2 bước giá, khớp lệnh đều trên 1 triệu đơn vị.

Ngược lại, một số mã vẫn duy trì được sắc xanh như SSI, HSG, FPT, LAS, VCG, BCC, BII…trong đó SSI khớp 4,6 triệu đơn vị, tăng 200 đồng lên 22.700 đồng/CP; HSG tăng 1.100 đồng lên 46.800 đồng/CP và khớp 3,34 triệu đơn vị; VCG tăng 400 đồng lên 18.500 đồng/CP và khớp 3,78 triệu đơn vị…

Đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, lực đỡ có phần suy giảm. Chỉ một vài mã còn giao dịch tích cực như SBT, BHS, TLH, VGS, VIS, QBS… trong đó, TLH tăng trần lên 11.900 đồng/CP và khớp 3,18 triệu đơn vị, các mã khác đều khớp từ hơn 1-3 triệu đơn vị.

SCR vươn lên dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với 9,48 triệu đơn vị, nhỉnh hơn đôi chút so với mức 9,45 triệu của KHB. SCR vẫn dậm chân tại tham chiếu, KHB giữ vững sắc tím với lượng dư mua trần và ATC hơn 1,4 triệu đơn vị. Ngược lại, KSA chính thức có phiên đo sàn thứ 10 liên tiếp, nhưng lượng dư bán sàn “chỉ còn” 17,8 triệu đơn vị.

FLC là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với 5,88 triệu đơn vị được khớp, giảm 100 đồng về 600 đồng/CP. Các mã có tính đầu cơ khác mặc dù thanh khoản cao, song chủ yếu là giảm điểm hoặc đứng giá tham chiếu.

Sau chuỗi phiên tăng nóng, thị trường điều chỉnh là điều bình thường. Những dấu hiệu tích cực về thanh khoản, sức cầu… cùng với nhịp nghỉ ngơi hợp lý hứa hẹn thị trường sẽ lại bay cao trong thời gian tới.

Nguồn: Tin nhanh chứng khoán

 

Nguồn:Tin nhanh chứng khoán