menu search
Đóng menu
Đóng

S&P 500 và Dow Jones cùng lập kỷ lục mới, giá dầu lên cao nhất 1 tháng

09:17 30/12/2021

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Trong lịch sử, năm nay là năm S&P 500 lập kỷ lục nhiều thứ nhì, chỉ sau năm 1995 với 77 lần...
 
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (29/12), với hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones cùng đóng cửa ở mức cao chưa từng thấy. Giá dầu cũng giữ đà tăng, lên gần 80 USD/thùng do dấu hiệu nguồn cung thắt chặt.
Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 tăng 0,14%, đạt 4.793,06 điểm. Đây là lần thứ 70 năm nay chỉ số chốt phiên ở mức cao chưa từng thấy. Trong lịch sử, năm nay là năm S&P 500 lập kỷ lục nhiều thứ nhì, chỉ sau năm 1995 với 77 lần.
Chỉ số Dow Jones tăng 0,25%, chốt ở 36.488,63 điểm, cũng là một con số kỷ lục. Đây là lần đầu tiên Dow Jones lập kỷ lục mới kể từ tháng 11 và là phiên tăng thứ sáu liên tiếp của chỉ số.
Trong khi đó Nasdaq giảm 0,1%, còn 15.766,22 điểm. Nguyên nhân khiến Nasdaq giảm phiên này là cổ phiếu con chip đối mặt áp lực giảm lớn, với AMD, Xilinx và Nvidia giảm ít nhất 1% mỗi cổ phiếu.
Cả ba chỉ số đều đang trong trạng thái “xanh” trong tháng 12 này. S&P 500 và Dow Jones trên đà hoàn tất tháng tăng thứ hai trong vòng 3 tháng trở lại đây, trong khi Nasdaq tiến tới hoàn tất tháng tăng thứ ba liên tiếp.
Phiên tăng ngày thứ Tư nối tiếp xu hướng tăng mạnh trong tháng 12 đã được minh chứng trong lịch sử của thị trường chứng khoán Mỹ, đợt tăng mà Phố Wall gọi là “Santa Claus rally” (“đợt tăng ông già Noel”) – kéo dài trong 5 ngày giao dịch cuối cùng của năm cũ và 2 phiên đầu tiên của năm mới. Theo dữ liệu của Bank of America, kể từ năm 1928 tới nay, chứng khoán Mỹ có 78,5% tăng trong khoảng thời gian này.
“Ông già Noel đã hào phóng với nhà đầu tư trong kỳ nghỉ lễ này. Chúng tôi mong chờ một năm lợi nhuận khả quan nữa trong 2022”, chiến lược gia Scott Wren của Wells Fargo Investment Institute phát biểu.
Chỉ còn hai phiên giao dịch nữa là kết thúc năm 2021, và cả ba chỉ số cùng trên đà hoàn tất một năm tăng. S&P 500 và Dow Jones dã tăng tương ứng 27,6% và 19,2% kể từ đầu năm. Nasdaq tăng 22,3% và chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu nhỏ đã tăng 13,9%.
“2021 là một năm tuyệt vời của thị trường chứng khoán. Thị trường đã được hỗ trợ bởi các gói kích cầu kinh tế của chính phủ liên bang, chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), và sự tiến bộ của y học trong cuộc chiến chống đại dịch”, chiến lược gia Anu Gaggar của Commonwealth Financial Network nhận định.
Nhận định về thị trường năm 2022, bà Gaggar cho rằng diễn biến sẽ tuỳ thuộc nhiều vào lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết và mức định giá cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng có thể gây trở ngại cho thị trường chứng khoán, nhất là những nhóm cổ phiếu tăng trưởng. Phiên ngày thứ Tư, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt mốc 1,5%.
“Chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tăng nhẹ trong năm 2022 dựa trên việc kỳ vọng lạm phát ngắn hạn đang cao hơn xu hướng lịch sử và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế được cải thiện một khi ảnh hưởng của Covid giảm bớt. Chúng tôi dự báo đến cuối 2022, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ trong khoảng 1,75-2%”, chiến lược gia trái phiếu Lawrence Gillum của LPL Financial phát biểu.
Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 0,29 USD/thùng, tương đương tăng gần 0,4%, đạt 79,23 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 0,58 USD/thùng, tương đương tăng 0,76%, chốt ở 76,56 USD/thùng.
Giá dầu đạt mức cao nhất 1 tháng sau khi dữ liệu hàng tuần từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn dự báo giảm 3,1 triệu thùng, còn 420 triệu thùng. Tồn kho xăng cũng giảm 1,5 triệu thùng, thay vì tăng 0,5 triệu thùng như dự báo, còn 222,66 triệu thùng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hạn chế phần nào do nhà đầu tư còn lo về sự lây lan chóng mặt của Covid ở nhiều quốc gia. Theo dữ liệu từ Reuters, trong 7 ngày gần nhất, số ca nhiễm mới Covid ở Mỹ bình quân mỗi ngày là 258.312 ca, cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Năm nay, giá dầu Brent đã tăng hơn 56%, nhờ sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu và nỗ lực hạn chế sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, thường gọi là liên minh OPEC+.
Thị trường hiện đang chờ cuộc họp về sản lượng của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 4/1. Tại lần họp này, OPEC+ sẽ quyết định có tiếp tục tăng sản lượng khai thác thêm 400.000 thùng/ngày trong một tháng vào tháng 2.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (29/12), với hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones cùng đóng cửa ở mức cao chưa từng thấy. Giá dầu cũng giữ đà tăng, lên gần 80 USD/thùng do dấu hiệu nguồn cung thắt chặt.
 
Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 tăng 0,14%, đạt 4.793,06 điểm. Đây là lần thứ 70 năm nay chỉ số chốt phiên ở mức cao chưa từng thấy. Trong lịch sử, năm nay là năm S&P 500 lập kỷ lục nhiều thứ nhì, chỉ sau năm 1995 với 77 lần.
 
Chỉ số Dow Jones tăng 0,25%, chốt ở 36.488,63 điểm, cũng là một con số kỷ lục. Đây là lần đầu tiên Dow Jones lập kỷ lục mới kể từ tháng 11 và là phiên tăng thứ sáu liên tiếp của chỉ số.
 
Trong khi đó Nasdaq giảm 0,1%, còn 15.766,22 điểm. Nguyên nhân khiến Nasdaq giảm phiên này là cổ phiếu con chip đối mặt áp lực giảm lớn, với AMD, Xilinx và Nvidia giảm ít nhất 1% mỗi cổ phiếu.
 
Cả ba chỉ số đều đang trong trạng thái “xanh” trong tháng 12 này. S&P 500 và Dow Jones trên đà hoàn tất tháng tăng thứ hai trong vòng 3 tháng trở lại đây, trong khi Nasdaq tiến tới hoàn tất tháng tăng thứ ba liên tiếp.
 
Phiên tăng ngày thứ Tư nối tiếp xu hướng tăng mạnh trong tháng 12 đã được minh chứng trong lịch sử của thị trường chứng khoán Mỹ, đợt tăng mà Phố Wall gọi là “Santa Claus rally” (“đợt tăng ông già Noel”) – kéo dài trong 5 ngày giao dịch cuối cùng của năm cũ và 2 phiên đầu tiên của năm mới. Theo dữ liệu của Bank of America, kể từ năm 1928 tới nay, chứng khoán Mỹ có 78,5% tăng trong khoảng thời gian này.
 
“Ông già Noel đã hào phóng với nhà đầu tư trong kỳ nghỉ lễ này. Chúng tôi mong chờ một năm lợi nhuận khả quan nữa trong 2022”, chiến lược gia Scott Wren của Wells Fargo Investment Institute phát biểu.
 
Chỉ còn hai phiên giao dịch nữa là kết thúc năm 2021, và cả ba chỉ số cùng trên đà hoàn tất một năm tăng. S&P 500 và Dow Jones dã tăng tương ứng 27,6% và 19,2% kể từ đầu năm. Nasdaq tăng 22,3% và chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu nhỏ đã tăng 13,9%.
 
“2021 là một năm tuyệt vời của thị trường chứng khoán. Thị trường đã được hỗ trợ bởi các gói kích cầu kinh tế của chính phủ liên bang, chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), và sự tiến bộ của y học trong cuộc chiến chống đại dịch”, chiến lược gia Anu Gaggar của Commonwealth Financial Network nhận định.
 
Nhận định về thị trường năm 2022, bà Gaggar cho rằng diễn biến sẽ tuỳ thuộc nhiều vào lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết và mức định giá cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng có thể gây trở ngại cho thị trường chứng khoán, nhất là những nhóm cổ phiếu tăng trưởng. Phiên ngày thứ Tư, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt mốc 1,5%.
 
“Chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tăng nhẹ trong năm 2022 dựa trên việc kỳ vọng lạm phát ngắn hạn đang cao hơn xu hướng lịch sử và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế được cải thiện một khi ảnh hưởng của Covid giảm bớt. Chúng tôi dự báo đến cuối 2022, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ trong khoảng 1,75-2%”, chiến lược gia trái phiếu Lawrence Gillum của LPL Financial phát biểu.
 
Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 0,29 USD/thùng, tương đương tăng gần 0,4%, đạt 79,23 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 0,58 USD/thùng, tương đương tăng 0,76%, chốt ở 76,56 USD/thùng.
 
Giá dầu đạt mức cao nhất 1 tháng sau khi dữ liệu hàng tuần từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn dự báo giảm 3,1 triệu thùng, còn 420 triệu thùng. Tồn kho xăng cũng giảm 1,5 triệu thùng, thay vì tăng 0,5 triệu thùng như dự báo, còn 222,66 triệu thùng.
 
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hạn chế phần nào do nhà đầu tư còn lo về sự lây lan chóng mặt của Covid ở nhiều quốc gia. Theo dữ liệu từ Reuters, trong 7 ngày gần nhất, số ca nhiễm mới Covid ở Mỹ bình quân mỗi ngày là 258.312 ca, cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bắt đầu.
 
Năm nay, giá dầu Brent đã tăng hơn 56%, nhờ sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu và nỗ lực hạn chế sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, thường gọi là liên minh OPEC+.
 
Thị trường hiện đang chờ cuộc họp về sản lượng của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 4/1. Tại lần họp này, OPEC+ sẽ quyết định có tiếp tục tăng sản lượng khai thác thêm 400.000 thùng/ngày trong một tháng vào tháng 2.

Nguồn:Bình Minh / VnEconomy

Tags: S&P 500
Link gốc