menu search
Đóng menu
Đóng

Vinacomin xử lý than chất lượng thấp để tăng nguồn cung năm 2016

09:25 12/09/2015

Vinanet - Sang năm 2016, các công ty chế biến của Tập đoàn Công nghiệp Than  - Khoáng sản (Vinacomin) sẽ tiếp tục tập trung mua than chất lượng thấp của tập đoàn. Sau đó các công ty chế biến sẽ chế biến thành than chất lượng cao.
Báo cáo Bộ Công Thương cho thấy, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành than năm 2016 dự kiến cao hơn năm 2015. Than sạch sản xuất gnăm 2016 dự kiến đạt 42 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2015.

Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản dự kiến sản lượng than sạch đạt 35,9 triệu tấn, tăng 6,5% so với năm 2015. Than tiêu thụ đạt 36 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2015.

Theo kế hoạch, sang năm 2016, các công ty chế biến của Tập đoàn Công nghiệp Than  - Khoáng sản sẽ tiếp tục tập trung mua than chất lượng thấp  của tập đoàn về để chế biến thành than chất lượng cao. Đồng thời, ngành than tổ chức chế biến và tiêu thụ hết lượng than tồn kho năm 2015 chuyển sang.

Việc điều hành tiêu thụ than năm 2016 sẽ linh hoạt từ phương án thấp đến phương án cao, tập trung sản xuất than đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất điện. Đặc biệt, ngành than sẽ tập trung sản xuất tại là nhà máy nhiệt điện khu vực miền Trung và miền Nam như Vũng Áng I, Vĩnh Tân II, Duyên Hải I.

Về kế hoạch đầu tư, năm 2016, ngành than sẽ tập trung vào những dự án trọng điểm. Các dự án sẽ được quan tâm đầu tư trong năm tới gồm: Dự án đầu tưu khai thác phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu, Dự án đầu tư khai thác hầm lò Mỏ Khe Chàm II - IV, Dự án cải tạo mở rộng mỏ than Cao Sơn, dự án cải tạo mở rộng mỏ than Đèo Nai - Công ty cổ phần Than Đèo Nai,..

Năm 2016, ngành than cũng sẽ đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo, Dựa án đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu dưới  - 150 - Công ty than Mạo Khê, Dự án cải tạo mở rộng mỏ than Cao Sơn,...

 

Báo cáo của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp Vinacomin - Cơ quan tư vấn lập Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 điều chỉnh cho thấy, tổng nguồn vốn đầu tư ngành than giai đoạn 2015 - 2020 đạt 110.064 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vay trung và dài hạn là chủ yếu, khoảng 93.469 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách khoảng 100 tỷ đồng, phần còn lại ngành than sẽ tự huy động.

Dự kiến trong từ năm 2020 - 2030, nguồn vốn đầu tư sẽ lên tới 247.815 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 210.048 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách là 276 tỷ đồng. 

 

 

 

Huyền Thương