menu search
Đóng menu
Đóng

Giá cao su châu Á hôm nay 17/6 tăng do đồng JPY suy yếu sau khi Fed dự kiến tăng lãi suất

14:20 17/06/2021

Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản mở cửa phiên 17/6/2021 tăng do đồng JPY giảm giá so với đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra dự kiến tăng lãi suất vào năm 2023.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 - tham chiếu cho toàn thị trường châu Á – phiên 17/6 tăng 0,9 JPY, tương đương 0,4% lên mức 236,1 JPY (2,1 USD)/kg.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 tăng 90 CNY, tương đương 0,7% lên 12.845 CNY (2.008 USD)/tấn.
Đồng USD mạnh lên sau khi Fed phát đi tín hiệu có thể tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn nhiều so với giả định, khiến các nhà đầu tư choáng váng.
Đồng USD ở mức khoảng 110,65 JPY so với 110,06 JPY trong phiên trước đó. Đồng JPY giảm giá so với đồng USD khiến hàng hóa giao dịch bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore tăng 0,3% lên mức 162,1 US cent/kg. 

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 16/6/2021

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

Thái Lan

RSS3

USD/kg

21- July

2,14

Thái Lan

STR20

21- July

1,62

Malaysia

SMR20

21- July

1,63

Indonesia

SIR20

21- July

1,67

Thái Lan

USS3

THB/kg

21- July

59,15

Thái Lan

Mủ 60% (bulk)

USD/tấn

21- July

1.390

Thái Lan

Mủ 60% (drum)

21- July

1.490

 

 

Singapore

 

 

TSR20

 

 

 

US cent/kg

 

21- Jul

163,40

21- Aug

164,10

21- Sep

165,00

21-Oct

165,80

 

RSS3

 

US cent/kg

 

21- Jul

223,50

21- Aug

216,20

21- Sep

212,40

21-Oct

212,40

Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) và Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) đều cảnh báo về những yếu tố rủi ro đối với sản xuất cao su thiên nhiên. IRSG cho biết yếu tố rủi ro là biến đổi khí hậu với mưa lớn, khô hạn và nhiệt độ cao – sẽ tác động lâu dài tới sản xuất cao su thiên nhiên.
ANRPC cũng cảnh báo sự bùng phát của các ca nhiễm Covid-19 và làn sóng mới của các biến thể khác nhau trên thế giới có thể tạo ra những bất ổn trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Gia cao su chau A hom nay
Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), sản lượng cao su tự nhiên của nước này trong tháng 4/2021 đạt 23.013 tấn, giảm 33,5% từ mức 34.616 tấn trong cùng tháng năm 2020, do yếu tố mùa vụ khiến cây trồng kém năng suất hơn.
Cũng trong tháng 4 này, dự trữ cao su tự nhiên chỉ đạt 259.355 tấn, giảm 7,9% so với mức 281.729 tấn trong tháng trước đó. Sự sụt giảm trong kho dự trữ do chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung thấp.
Trong khi đó, tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia tăng 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 47.096 tấn – mức cao nhất so với mức thay đổi trong quý 1/2021.
Việc sử dụng cao su tự nhiên trong sản xuất găng tay cao su tiếp tục dẫn đầu với 34.716 tấn, tương đương 73,7% tổng lượng tiêu thụ cao su nội địa trong tháng 4/2021, tăng 10% so với mức 31.456 tấn sử dụng trong tháng 4/2020.
Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 4/2021 chỉ đạt 55.696 tấn, giảm 5,4% so với mức 58.852 tấn xuất khẩu trong tháng 3/2021, với Trung Quốc chiếm 57,4%, Đức chiếm 8,1%, Mỹ chiếm 3,9%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 2,6% và Phần Lan chiếm 2,4%.
Găng tay cao su là mặt hàng xuất khẩu chính của Malaysia thu về trị giá xuất khẩu 6,7 tỷ ringgit trong tháng 4/2021, tăng 4,7% so với tháng trước đó (6,4 tỷ ringgit). Mỹ là nhà nhập khẩu găng tay cao su nhiều nhất, tiếp theo là Đức và Anh.

Nguồn:VITIC/Reuters, Thestar