Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do giới đầu tư lo ngại về tình trạng nhu cầu dầu thế giới giảm sút.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 5/2020 giảm 2,3 USD, hay trên 10% xuống 20,11 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 6/2020 giảm 2,14 USD xuống 29,6 USD/thùng.
Các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại nhu cầu sẽ bị tác động mạnh do các biện pháp hạn chế đi lại và những gián đoạn về thương mại trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ dư cung dầu thô dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, được gọi là OPEC+, đã đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử. OPEC+ cuối tuần qua đã nhất trí cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng Năm và tháng Sáu sau bốn ngày đàm phán, đưa tổng sản lượng toàn cầu sẽ giảm khoảng 19,5 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân vì quyết định của OPEC+ đưa ra chậm trễ, khi mà nhu cầu đã giảm khoảng 30% trong vài tuần trước khiến các kho chứa đầy nhanh chóng. Ông Nitesh Shah, giám đốc nghiên cứu của công ty WisdomTree Investments, cho biết: "với nhu cầu dự báo giảm từ 15 triệu tới 22 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020 và các biện pháp này thậm chí không được áp dụng cho tới tháng 5, chúng ta có thể thấy lượng dư thừa đáng kể trong ngắn hạn". Các kho hàng dự kiến được lấp đầy nhanh chóng ngay cả khi một một số quốc gia thuộc tổ chức G20 đã đồng ý mua dầu để dự trữ chiến lược.
Theo Viện Dầu mỏ Mỹ, tồn kho dầu thô của nước này tăng 13,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/4, lên 486,9 triệu thùng, so với dự kiến của giới phân tích tăng 11,7 triệu thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến giảm kỷ lục 200.000 thùng/ngày trong tháng 4.
Theo OPEC, mức cắt giảm sản lượng của nhóm sẽ giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng Bảy cho đến hết năm nay, và sau đó là 5,8 triệu thùng/ngày trong 16 tháng tiếp theo, tức đến cuối tháng 4/2022
Tại Trung Quốc nơi virus bắt đầu bùng phát và hiện nay đã được kiểm soát, nhu cầu bắt đầu tăng trở lại, nhập khẩu dầu thô của quốc gia này trong tháng 3 tăng 4,5% so với cùng tháng năm trước.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng duy trì ở mức cao kỷ lục 7 tháng do lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp và làn sóng các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương có thể gây ra lạm phát.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.735,85 USD/ounce, trước đó trong cùng phiên có lúc giá tăng khoảng 1,9% lên 1.746,5 USD, cao nhất kể từ tháng 11/2012; vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 0,4% lên 1.768,9 USD sau khi chạm mức 1.788,8 USD cao nhất kể từ tháng 2/2013. Như vậy, giá vàng đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 trong bốn phiên liên tiếp.
Chỉ số đồng USD giảm 0,48 điểm, hay 0,48%, xuống 98,87, nhờ đó đã hỗ trợ cho giá vàng.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020 do virus corona, đánh dấu sự suy thoái mạnh nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng trong thập niên 30 của thế kỷ trước. Vàng có xu hướng hưởng lợi từ các biện pháp kích thích rộng rãi của các ngân hàng trung ương vì nó thường được thấy như rào cản chống lại lạm phát và làm giảm giá trị tiền tệ.
Cáo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ sớm được công bố và sẽ có tác động đến giá vàng cũng như thị trường chứng khoán Mỹ. Dự báo kết quả của các báo cáo đó sẽ cho thấy tình trạng kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp do COVID-19 làm giảm doanh thu và làm tăng chi phí.
Các nhà đầu tư đang đợi báo cáo về doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng Ba, dự kiến được công bố trong ngày 15/4 và báo cáo việc làm hàng tuần được công bố một ngày sau đó.
Về các kim loại khác, giá bạc giao tháng 5/2020 tăng 59,3 US cent, hay 3,82%, lên chốt phiên ở mức 16,13 USD/ounce; bạch kim giao tháng 7/2020 tăng 69,9 USD, hay 9,32%, lên 819,7 USD/ounce; palađi tăng 1,2% lên 2.215,03 USD/ounce.
Trên thị trường
kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 4 tuần do sự gián đoạn nguồn cung và dự đoán nhu cầu mạnh lên, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi sự thận trọng về tốc độ phục hồi kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 2,9% lên 5.163 USD/tấn; trong phiên có lúc giá chạm mức 5,200 USD, cao nhất kể từ ngày 17/3. Tuy nhiên, dự đoán dư thừa đồng gần đây khi giá đồng giao ngay thấp hơn giá đồng giao sau 3 tháng là 29 USD/tấn, cao nhất trong 3 tháng, so với mức gần 3 USD/tấn vào ngày 24/3.
Các thị trường kim loại trở nên lạc quan hơn sau khi kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng trong tháng 3 sau khi sụt giảm trong tháng 2. Nhưng các nhà phân tích cho biết sản xuất công nghiệp (liên quan nhiều tới nhu cầu kim loại) khó có thể sớm quay trở lại mức trước khi bùng phát virus corona. Được biết, Trung Quốc là nước tiêu thụ đồng và các kim loại công nghiệp khác lớn nhất thế giới.
Mỏ đồng Antamina của Peru, được điều hành bởi BHP và Glencore cho biết họ sẽ dừng tất cả hoạt động trong ít nhất 2 tuần, trong khi Freeport- McMoRan đang tiến hành các hoạt động hạn chế tại mỏ đồng Cerro Verde cũng ở Peru.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ các công ty khai mỏ lớn tại Australia và Brazil giảm gây lo ngại về nguồn cung của thành phần sản xuất thép này trong bối cảnh nhu cầu trong nước phục hồi.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,2% lên 607 CNY (86,23 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 18/3; giá thép thanh giao tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 0,1% lên 3.384 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.200 CNY/tấn.
Số liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil giảm 3,17 triệu tấn trong tuần trước xuống 19,81 triệu tấn. Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu quặng sắt trong quý 1 tăng 1,3% lên 262,7 triệu tấn. Xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc tăng 2,4% trong tháng 3 so với cùng tháng năm trước, nhưng tổng xuất khẩu giảm 16% trong quý 1 do nhu cầu thế giới chậm chạp.
Trên thị trường nông sản, nhóm ngũ cốc đồng loạt giảm giá.
Giá đậu tương tại Chicago tiếp tục giảm do lo sợ nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh bởi một số nhà máy đóng gói thịt ở Mỹ đóng cửa vì hàng nghìn công nhân bị nhiễm virus corona. Ngô cũng giảm gần mức thấp nhất 3,5 năm theo xu hướng thị trường dầu thô. Hơn 1/3 lượng ngô của Mỹ để sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago CBOT giảm 7-1/4 US cent xuống 8,47 USD/bushel.
Ngô giảm 5-1/2 US cent xuống 3,26 USD/bushel và lúa mì giảm 6-1/4 US cent xuống 5,48-3/4 USD/bushel.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đã giảm 13% trong tháng 3 so với cùng tháng năm trước, xuống thấp nhất 5 năm, sau khi mưa làm chậm lô hàng nhập khẩu từ Brazil và sự bùng phát virus corona làm giảm nhu cầu.
Giá đường và cà phê đều giảm trong phiên vừa qua. Đường thô kỳ hạn tháng 5 chốt phiên giảm 0,12 US cent hay 1,2% xuống 10,05 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 hết hạn vào ngày 15/4, giảm 3,3 USD hay 0,9% xuống 345,2 USD/tấn.
Marex Spectron, nhà môi giới hàng đầu thế giới cho biết các nhà máy mía Brazil sẽ thực hiện sản xuất đường tối đa vì thế dư thừa đường rất lớn sẽ từ 4 tới 8 triệu tấn. Trên thực tế, các nhà máy tại Brazil đã sản xuất đường trong nửa cuối tháng 3 nhiều hơn 42% so với cùng giai đoạn năm trước.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 2,55 US cent hay 2,1% xuống 1.172 USD/lb, đóng của phiên trước giá tăng 1%; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 27 USD hay 2,2% xuống 1.192 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 đạt 169.981 tấn hay 2,8 triệu bao (60kg/bao) giảm 2,2% so với tháng 2.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo giảm ngày thứ ba liên tiếp, theo su hướng giá giảm tại Thượng Hải. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tại Tokyo đóng cửa giảm 0,4 JPY hay 0,3% xuống 151,4 JPY/kg. Cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,2% xuống 10.050 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 15/4/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
20,71
|
+0,60
|
+2,98%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
30,11
|
+0,51
|
+1,72%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
25.710,00
|
-670,00
|
-2,54%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,63
|
-0,02
|
-1,03%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
75,90
|
+3,90
|
+5,42%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
95,34
|
+0,92
|
+0,97%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
279,75
|
+0,25
|
+0,09%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
35.890,00
|
-1.060,00
|
-2,87%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.754,70
|
-14,20
|
-0,80%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.929,00
|
-31,00
|
-0,52%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,13
|
-0,22
|
-1,32%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
53,80
|
-0,30
|
-0,55%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
787,55
|
+6,35
|
+0,81%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.216,31
|
-13,83
|
-0,62%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
232,15
|
-0,80
|
-0,34%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.163,00
|
+143,50
|
+2,86%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.503,50
|
+24,00
|
+1,62%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.922,50
|
+21,50
|
+1,13%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
15.457,00
|
+499,00
|
+3,34%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
332,50
|
+0,25
|
+0,08%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
549,25
|
-0,50
|
-0,09%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
275,00
|
-2,25
|
-0,81%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,27
|
-0,01
|
-0,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
857,00
|
+1,50
|
+0,18%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
295,20
|
+2,10
|
+0,72%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,13
|
-0,03
|
-0,11%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
462,20
|
-1,50
|
-0,32%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.288,00
|
+16,00
|
+0,70%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
118,35
|
-2,25
|
-1,87%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,25
|
-0,04
|
-0,39%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
108,25
|
+1,70
|
+1,60%
|
Bông
|
US cent/lb
|
53,18
|
+0,11
|
+0,21%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
331,00
|
-2,70
|
-0,81%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
151,40
|
0,00
|
0,00%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
0,97
|
-0,01
|
-1,12%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg