menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG phiên 18/2: Giá dầu vững trong khi vàng tăng, cà phê giảm

11:51 19/02/2020

Vinanet - Phiên giao dịch vừa qua, giá vàng tăng mạnh do thị trường lo ngại về ảnh hưởng của virus corona đối với kinh tế thế giới.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu chỉ biến động nhẹ trong bối cảnh nguồn cung từ Libya giảm hỗ trợ giá đi lên song thị trường lo ngại về ảnh hưởng của dịch do virus corona (Covid-19) đối với nhu cầu mặt hàng này.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London giá tăng 8 US cent lên 57,75 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) vững ở mức 52,05 USD/thùng.
Trong phiên này, thị trường dầu mỏ nhận được sự hỗ trợ khi sản lượng dầu của Libya giảm mạnh kể từ ngày 18/1, do tình trạng phong tỏa tại các cảng và các mỏ dầu.
Thêm vào đó, số liệu chính thức cho thấy, lượng dầu dự trữ của Saudi Arabia giảm 11,8 triệu thùng vào tháng 12/2019, dù lượng xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này ổn định.
Tuy nhiên, Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ ngày 18/2 cho biết, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ ước tăng khoảng 18.000 thùng/ngày trong tháng Ba, lên mức kỷ lục 9,18 triệu thùng/ngày.
Mặc dù số ca nhiễm mới virus Corona tại Trung Quốc đại lục đã giảm, các chuyên gia quốc tế cho rằng còn quá sớm để nói đến việc dịch bệnh sẽ được kiểm soát. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2020 do dịch COVID-19. Tuần trước, IEA nhận định nhu cầu dầu trong quý I năm nay có thể giảm 435.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nước sản xuất đồng minh, trong đó có Nga, được gọi là OPEC+ đang thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày đến cuối tháng Ba tới. OPEC+ đang cân nhắc cắt giảm thêm sản lượng để hỗ trợ giá dầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng hơn 1% vượt ngưỡng 1.600 USD/ounce do việc bùng phát Covid-19 làm thị trường lo ngại về kinh tế toàn cầu, và hạn chế tìm kiếm các tài sản rủi ro.
Trong phiên giao dịch ngày 18/2, giá vàng thế giới tăng hơn 1% lên trên ngưỡng 1.600 USD/ounce, trong lúc cảnh báo bất ngờ của hãng Apple inc về tác động xấu từ việc bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm dấy lên mối lo ngại về sự yếu đi của kinh tế toàn cầu, qua đó làm nhà đầu tư hạn chế tìm kiếm các tài sản rủi ro.
Chốt phiên, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.601 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 1.605,1 USD/ounce, cao nhất kể từ 8/1/; vàng giao tháng 4/2020 đã tăng 1,1% lên 1.603,6 USD/ounce.
David Meger, Giám đốc mảng giao dịch kim loại ở High Ridge Futures, cho biết thị trường chứng khoán đang chịu áp lực và vàng vẫn được xem như một tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh các nhà đầu tư nhận được các tin tức xấu về tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.
Apple, hãng công nghệ có giá trị nhất thế giới, mới đây thông báo hãng sẽ không thể đạt được doanh số bán hàng đề ra trong tháng Ba do dịch COVID-19 tác động đến hệ thống chuỗi cung ứng của Apple. Cảnh báo của Apple đã làm thị trường cổ phiếu đi xuống từ mức cao kỷ lục và các nhà đầu tư chuyển hướng sang mua các tài sản trú ẩn an toàn hơn.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 18/2 đã cắt giảm lãi suất cho các khoản vay trung hạn do các nhà hoạch định chính sách tìm cách để giảm bớt “cú sốc” đối với nền kinh tế do ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch Covid-19.
Palađi đạt mức giá cao nhất từ trước tới nay do tình trạng thiếu hụt nguồn cung của kim loại được sử dụng trong ngành ô tô. Phiên này, giá palađi tăng 2,8% lên 2.592 USD/ounce sau khi có lúc đạt mức cao kỷ lục 2.592,02 USD/ounce; giá bạc tăng 2,2% lên 18,16 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 2,3% lên 991,22 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm trong phiên vừa qua do gia tăng lo ngại về nhu cầu đồng trong bối cảnh virus corona có thể gây suy yếu kinh tế Trung Quốc dẫn tới dư thừa nguồn cung.
Thương mại kim loại của Trung Quốc đang bị đình trệ do Covid-19. Một số nhà nhập khẩu sản phẩm kim loại ở nước ngoài đã dừng việc tiếp nhận các lô hàng từ Trung Quốc do lo sợ bị lây nhiễm virus, trong khi một số khác đòi bồi thường do việc bị chậm giao hàng, theo thông tin từ Hội đồng Luyện kim thuộc Ủy ban Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc phát đi ngày 18/2.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,7% xuống 5.773 USD/tấn. Kim loại này đã mất 9% kể từ mức cao điểm của tháng 1, nhưng đã hồi phục đáng kể từ mức thấp 5.523 USD/tấn hôm 3/2.
Antaike dự báo nhập khẩu đồng tinh luyện của Trung Quốc năm 2020 sẽ giảm năm thứ 2 liên tiếp, trong khi tiêu thụ nhôm cũng giảm nhẹ sau khi đã giảm năm 2019 (tiêu thụ nhôm của nước này hiếm khi sụt giảm). Cụ thể, nhập khẩu đồng năm 2020 dự báo đạt 3,1 triệu tấn, giảm 12,7% so với 3,55 triệu tấn của năm 2019 và vượt xa mức dự báo ban đầu là 3,2 triệu tấn và cũng thấp hơn mức 3,75 triệu tấn nhập khẩu năm 2018.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Bộ Khai thác mỏ Chile nhận định giá đồng sẽ sớm hồi phục vì ảnh hưởng của Covid đối với kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ trong ngắn hạn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tiếp tục nối dài chuỗi những phiên đi lên do lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau khi hãng Rio Tino giảm dự báo về xuất khẩu quặng sắt từ khu vực Pilbara của Australia.
Trên sàn Đại Liên, quặng sắt hợp đồng giao dịch nhiều nhất giá tăng 1,4% lên 639,5 CNY (91,32 USD)/tấn vào cuối phiên, trong phiên có lúc tăng 2,3%.
Hãng Rio cho biết sẽ cần một thời gian để khôi phục hoạt động khai thác quặng ở khu vực Pilbara trở vè bình thường sau khi trận bão Damien gây thiệt hại một số cơ sở hạ tầng. Rio dự báo xuất khẩu từ Pilbara năm 2020 sẽ đạt 324 triệu đến 334 triệu tán, thấp hơn mức bình thường là khoảng 330 – 343 triệu tấn.
Hãng khai thác quặng lớn khác là BHP Group cho biết sự gián đoạn nguồn cung đã đẩy giá quặng sắt tăng lên, nhưng cho biết hãng chưa thấy ảnh hưởng lớn từ dịch virus corona đối với kinh doanh của mình.
Lo ngại về nguồn cung cũng đẩy giá quặng nhập khẩu (hàng giao ngay) tăng lên mức cao nhất hơn 3 tuần. Cụ thể, quặng 62% phiên 17/2 có giá 90 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giảm mạnh từ mức cao nhất 3 tuần do hoạt động bán chốt lãi. Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 2,5 US cent (2,25%) xuống 1,0885 USD/lb vào cuối phiên, trước đó lúc đầu phiên giá đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 1 là 1,1338 USD/lb. Robusta cũng giảm, hợp đồng kỳ hạn tháng 5 mất 21 USD (1,6%) xuống 1.293 USD/tấn.
Nhà phân tích cà phê của Rabobank, ông Carlos Mera, cho biết giá cà phê arabica đang trong giai đoạn biến động mạnh, phản ánh thời tiết ở Brazil (cụ thể là tình hình mưa) đang diễn biến thuận lợi. Ông này vừa có chuyến thị sát các khu vực trồng cà phê ở Minas Gerais (Brazil).
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,22 US cent (1,5%) lên 15,28 US cent/lb, trong khi đường trắng giao tháng 5 tăng 7,3 USD (1,78%) lên 416,8 USD/tấn. Giá đường đang trong xu hướng đi lên do dự báo thiếu hụt nguồn cung trong vụ này, với lo ngại gần đây nhất là từ Thái Lan.
Hiệp hội các nhà máy Đường Ấn Độ (ISMA) dự báo xuất khẩu đường của nước này có thể tăng trong những tháng tới, khả năng đạt trên 5 triệu tấn trong năm 2019/20 do giá đường thế giới tăng.
Giá cao su trên thị trường Tokyo phiên vừa qua tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tuần do giá ở Thượng Hải tăng mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn TOCOM tăng 2,3 JPY (1,3%) lên 186,8 JPY/kg, cao nhất kể từ 23/1. Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng giao dịch nhiều nhất tăng 0,7% lên 11.660 CNY/tấn, so với khoảng 109,88 CNY của phiên trước. Đây cũng là mức giá cao nhất nhiều tuần đối với hợp đồng này.
Giá hàng hóa thế giới sáng 19/2 (giờ VN)

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,06

+0,01

+0,02%

Dầu Brent

USD/thùng

57,75

+0,08

+0,14%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.340,00

+350,00

+0,92%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,97

-0,01

-0,76%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

161,40

-0,08

-0,05%

Dầu đốt

US cent/gallon

167,42

+0,18

+0,11%

Dầu khí

USD/tấn

504,00

-6,25

-1,22%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.230,00

+70,00

+0,13%

Vàng New York

USD/ounce

1.604,40

+0,80

+0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.655,00

+63,00

+1,13%

Bạc New York

USD/ounce

17,78

+0,05

+0,26%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,40

-0,70

-1,11%

Bạch kim

USD/ounce

992,39

-0,17

-0,02%

Palađi

USD/ounce

2.636,06

+6,96

+0,26%

Đồng New York

US cent/lb

261,70

+0,55

+0,21%

Đồng LME

USD/tấn

5.812,00

+52,00

+0,90%

Nhôm LME

USD/tấn

1.721,00

-1,00

-0,06%

Kẽm LME

USD/tấn

2.172,00

+23,00

+1,07%

Thiếc LME

USD/tấn

16.600,00

+75,00

+0,45%

Ngô

US cent/bushel

387,50

+5,50

+1,44%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

565,00

+23,50

+4,34%

Lúa mạch

US cent/bushel

303,50

+7,50

+2,53%

Gạo thô

USD/cwt

13,66

+0,10

+0,70%

Đậu tương

US cent/bushel

902,25

-1,00

-0,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,60

+1,00

+0,34%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,84

-0,10

-0,32%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

471,00

+2,30

+0,49%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.846,00

-40,00

-1,39%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

108,85

-2,50

-2,25%

Đường thô

US cent/lb

14,87

+0,32

+2,20%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

98,70

-0,45

-0,45%

Bông

US cent/lb

68,87

+0,46

+0,67%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

446,10

-3,20

-0,71%

Cao su TOCOM

JPY/kg

185,80

-1,00

-0,54%

Ethanol CME

USD/gallon

1,38

+0,00

+0,22%

 

 

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg