menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG phiên 6/2/2020: Giá dầu, vàng và cà phê tăng

14:18 07/02/2020

Vinanet - Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch vurus corona. Tuy nhiên, việc Trung Quốc vừa thông báo sẽ cắt giảm một nửa mức thuế phụ thu áp dụng đối với 1.717 loại hàng hóa Mỹ từ năm ngoái làm dấy lên niềm tin trong các nhà đầu tư về triển vọng khả quan của thị trường hàng hóa trong tương lai.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu WTI tăng trong khi dầu Brent giảm. Các nhà giao dịch chờ đợi quyết định của các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt về việc có cắt giảm sản lượng thêm nữa hay không.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 20 US cent lên 50,95 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao tháng 4/2020 giảm 35 USD cent xuống 54,93 USD/thùng.
Nhà phân tích năng lượng Carsten Fritsch thuộc Commerzbank Research cho rằng sau khi giảm 20% trong hai tuần qua, giá dầu có thể đã đảo chiều.
Các nhà giao dịch đang hướng sự chú đến khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa.
Đại diện các thành viên của OPEC và các đồng minh đã đánh giá tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đến nhu cầu dầu mỏ. Trong khi Saudi Arabia hối thúc cắt giảm sản lượng sâu hơn thì Nga ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đang thực thi hiện nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng. Vàng giiao ngay tăng 0,6% lên 1.565,42 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.546,9 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 21/1/2020; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York tăng 0,5% lên 1.570 USD/ounce. Một số nhà phân tích nhận định xu hướng giảm lãi suất sẽ hỗ trợ cho giá kim loại quý này.
Tuy nhiên, USD mạnh lên hạn chế đà tăng của giá vàng. Giá vàng thường diễn biến ngược chiều với đồng USD, điều này có nghĩa nếu đồng bạc xanh tăng giá, giá vàng sẽ giảm, do vàng được định giá theo đồng USD sẽ trở nên đắt hơn với những nhà đầu tư mua bằng các đồng tiền khác.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 3/2020 tăng 21,6 US cent, hay 1,23%, lên 17,818 USD/ounce; bạch kim giao tháng 4/2020 giảm 19,7 USD, hay 2%, xuống 967,4 USD/ounce, mặc dù trong phiên có lúc đạt mức cao nhất 1 tuần (987,6 USD/ounce); palađi giảm 3,2% xuống 2.353,66 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm trở lại từ mức cao trong đầu phiên giao dịch do các trường hợp nhiễm virus corona tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tiếp tục tăng.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,6% lên 5.813,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 27/1/2020, song đóng cửa phiên giảm trở lại. Tính từ đầu tuần đến nay, giá đồng tăng khoảng 5%, sau khi chạm mức thấp nhất 5 tháng trong ngày 3/2/2020.
Giá đồng tăng được hỗ trợ bởi lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung kim loại tinh chế do các hạn chế vận chuyển tại Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự bùng phát của virus corona. Ông Ole Hansen phụ trách mảng hàng hóa của Saxo Bank ở Copenhagen dự báo giá đồng trên sàn London sẽ duy trì ổn định ở mức 5.550-5.800 USD/tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trở lại, sau khi Bắc Kinh tuyên bố cắt giảm thuế quan đối với hàng loạt hàng nhập khẩu của Mỹ, giúp thị trường tài chính hồi phục từ tác động của virus corona lây lan mạnh.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 590 CNY (84,64 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 1,1% lên 79,4 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,1%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,1% và giá thép không gỉ tăng 0,1%.
Trong 3 phiên từ ngày 3-5/2/2020, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm tổng cộng 11,3% do lo ngại nhu cầu tại nước nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép hàng đầu thế giới bởi tác động của virus corona.
Trung Quốc cho biết sẽ giảm 1/2 thuế quan bổ sung đối với 1.717 hàng hóa của Mỹ trong năm 2019, sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Trên thị trường nông sản, giá đường duy trì vững sau khi đạt mức cao nhất 2 năm trong đầu tuần này do sản lượng tại các khu vực trồng trọng điểm như Ấn Độ, Thái Lan và EU suy giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE giảm 0,15 US cent tương đương 1% xuống 14,59 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 năm (15,13 US cent/lb) trong ngày 4/2/2020. Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 0,9 USD tương đương 0,2% xuống 413 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 2,5 năm (420 USD/tấn) trong ngày 4/2/2020.
Giá cà phê đảo chiều tăng trong phiên vừa qua. Tại London, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,4 US cent tương đương 0,4% lên 98,15 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng (97,55 US cent/lb) trong phiên trước đó. Tại New York, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 7 USD tương đương 0,6% lên 1.291 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng (1.280 USD/tấn) trong phiên trước đó.
Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam giảm nhẹ do gia tăng lo ngại về virus corona tại Trung Quốc, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia diễn ra trầm lắng do nguồn cung khan hiếm. Cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen&vỡ) được chào giá cộng 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 80-90 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 30.800-31.000 đồng (1,33-1,34 USD)/kg, giảm so với 31.000-31.500 đ/kg hồi tuần trước.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 250-350 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 240-250 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Về nhóm ngũ cốc, giá lúa mì và ngô tại Chicago giảm do đồng USD tăng mạnh làm giảm triển vọng xuất khẩu của Mỹ và các thương nhân tiếp tục chờ đợi hoạt động mua hàng nông sản của Trung Quốc.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1-1/2 US cent xuống 3,79-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 3,76 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 16/1/2020. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 5-3/4 US cent xuống 5,56-1/4 USD/bushel, trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 1 US cent lên 8,81 USD/bushel.
Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 4 liên tiếp, khiến ngũ cốc của Mỹ ít cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, các thương nhân hoài nghi về liệu sản phẩm nông nghiệp của Mỹ sẽ được hưởng lợi từ cam kết của Trung Quốc giảm 1/2 thuế quan bổ sung đối với 1.717 hàng hóa của Mỹ trong năm 2019.
Giá hàng hóa thế giới sáng 7/2 (giờ VN)

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,28

+0,33

+0,65%

Dầu Brent

USD/thùng

55,32

+0,39

+0,71%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.400,00

-260,00

-0,69%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,87

+0,01

+0,48%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,28

+0,48

+0,32%

Dầu đốt

US cent/gallon

167,34

+0,80

+0,48%

Dầu khí

USD/tấn

510,50

+2,75

+0,54%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

53.420,00

-450,00

-0,84%

Vàng New York

USD/ounce

1.571,50

+1,50

+0,10%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.533,00

+38,00

+0,69%

Bạc New York

USD/ounce

17,84

+0,02

+0,10%

Bạc TOCOM

JPY/g

63,00

+0,50

+0,80%

Bạch kim

USD/ounce

962,46

-1,34

-0,14%

Palađi

USD/ounce

2.339,44

-5,91

-0,25%

Đồng New York

US cent/lb

258,75

-0,55

-0,21%

Đồng LME

USD/tấn

5.735,00

+13,00

+0,23%

Nhôm LME

USD/tấn

1.737,00

+20,00

+1,16%

Kẽm LME

USD/tấn

2.207,00

-6,00

-0,27%

Thiếc LME

USD/tấn

16.700,00

+130,00

+0,78%

Ngô

US cent/bushel

381,00

+1,75

+0,46%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

556,00

-0,25

-0,04%

Lúa mạch

US cent/bushel

304,50

-0,25

-0,08%

Gạo thô

USD/cwt

13,51

-0,01

-0,11%

Đậu tương

US cent/bushel

883,75

+2,75

+0,31%

Khô đậu tương

USD/tấn

288,70

+0,50

+0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,36

+0,12

+0,38%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

459,70

-1,30

-0,28%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.865,00

+50,00

+1,78%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

98,15

+0,40

+0,41%

Đường thô

US cent/lb

14,74

+0,01

+0,07%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

94,70

+0,95

+1,01%

Bông

US cent/lb

67,91

+0,40

+0,59%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

433,20

+4,90

+1,14%

Cao su TOCOM

JPY/kg

176,30

-2,20

-1,23%

Ethanol CME

USD/gallon

1,33

-0,02

-1,41%

Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg