Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau thông tin lượng dầu dự trữ của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã tăng 1,5 triệu thùng hồi tuần trước.
Dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng Tư giảm 18 US cent (0,3%) xuống còn 53,83 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Năm giảm 15 US cent (0,3%) và được giao dịch ở mức 56,36 USD/thùng.
Lượng dầu dự trữ của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã tăng 1,5 triệu thùng hồi tuần trước. Dù mức tăng thấp hơn dự đoán, song kho dầu dự trữ của Mỹ vẫn chạm mức cao kỷ lục 520,2 triệu thùng sau tám tuần tăng liên tiếp. Lượng dầu dự trữ của Mỹ liên tục gia tăng đã làm dấy lên những lo ngại rằng tốc độ tăng cầu đối với mặt hàng này có thể chưa đủ để giải quyết tình trạng dư cung trên toàn cầu, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lạc quan về sự tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC thể hiện qua nhận định rằng thị trường dầu sẽ tái cân bằng trước những dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Dù có những phản ứng đối với số liệu trên, song giá dầu vẫn chỉ dao động trong biên độ hẹp do giới đầu tư lạc quan về sự tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, trong tháng 2/2017, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục cắt giảm sản lượng trong tháng thứ hai liên tiếp. Điều này cho phép OPEC thúc đẩy các nước tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã được nhất trí trước đó.
Theo báo cáo từ OPEC, khối này đã thực hiện được hơn 90% cam kết cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, kết quả khảo sát của Reuters cho thấy trong tháng Một, OPEC mới thực hiện được 82% cam kết.
Cũng theo khảo sát của Reuters, nguồn cung dầu mỏ từ 11 nước thành viên OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng đã giảm xuống 29,87 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2017, so với mức bình quân 29,96 triệu thùng/ngày trong tháng Một và 31,17 triệu thùng/ngày của tháng 12 năm ngoái.
Ngày 21/2, phát biểu tại hội thảo thường niên Tuần Dầu mỏ Quốc tế tại thủ đô London (nước Anh), Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho rằng các thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sẽ được tuân thủ nghiêm túc, giúp ngăn chặn tình trạng dư thừa "vàng đen" trên thị trường. Ông Barkindo cũng bày tỏ sự tin tưởng trong thời gian tới sẽ có nhiều nước tham gia thỏa thuận trên.
Việc các nước thành viên OPEC thực hiện nghiêm túc thỏa thuận đã làm thị trường ngạc nhiên, với giá dầu tăng lên trên 55 USD/thùng, so với mức 35 USD/thùng cách đây một năm. Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh đang kỳ vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ hỗ trợ và giúp giá dầu tăng lên 60 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đồng USD tăng giá và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm gia tăng đồn đoán ngân hàng này sẽ nâng lãi suất trong tháng Ba.
Giá vàng giao tháng 4/2016 3,9 USD (0,31%) xuống 1.250 USD/ounce; vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.246,83 USD/ounce.
Chủ tịch Fed chi nhánh New York, William Dudley, một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng trong các chi nhánh của Fed, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ. Trong khi Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, John Williams, cho rằng không cần trì hoãn việc tăng lãi suất nữa. Theo thống kê của Thomson Reuters, sau các tuyên bố nói trên, khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng Ba đã tăng lên 67,5%, so với mức 30% trước đó. Quyết định tăng lãi suất của Fed sẽ thúc đẩy đồng USD lên giá và làm gia tăng chi phí nắm giữ vàng.
Thị trường đang chờ đợi bài phát biểu vào ngày 3/3 của Chủ tịch Fed Janet Yellen để đoán định về chính sách lãi suất của thể chế tài chính này.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 tuần sau số liệu sản xuất của Trung Quốc – nước tiêu thụ lớn nhất thế giới – cho thấy nhu cầu mạnh, gây lo ngại về khả năng thiếu hụt do nguồn cung bị gián đoạn.
Trên thị trường nông sản, giá cacao giảm xuống mức thấp nhất 8 năm rưỡi do triển vọng nguòn cung dư thừa trong niên vụ 2016/17. Giá đường cũng tăng sau mấy phiên giảm liên tiếp.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
53,83
|
-0,18
|
-0,45%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
56,36
|
-0,15
|
-0,09%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
39.040,00
|
-30,00
|
-0,08%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,80
|
0,00
|
-0,11%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
166,90
|
-0,90
|
-0,54%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
162,54
|
+0,13
|
+0,08%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
496,00
|
-3,25
|
-0,65%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
49.170,00
|
+160,00
|
+0,33%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.246,90
|
-3,10
|
-0,25%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.542,00
|
+26,00
|
+0,58%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
18,45
|
-0,04
|
-0,24%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
67,20
|
+0,70
|
+1,05%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
1.015,30
|
-0,98
|
-0,10%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
775,09
|
-2,29
|
-0,29%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
273,95
|
+0,35
|
+0,13%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.016,00
|
+43,00
|
+0,72%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.949,00
|
+25,00
|
+1,30%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.862,00
|
+37,00
|
+1,31%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.525,00
|
+300,00
|
+1,56%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
381,75
|
-0,25
|
-0,07%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
458,75
|
+1,75
|
+0,38%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
248,00
|
+1,50
|
+0,61%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,65
|
-0,01
|
-0,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.048,25
|
-3,50
|
-0,33%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
338,70
|
-0,60
|
-0,18%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
34,46
|
-0,28
|
-0,81%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
529,70
|
-3,20
|
-0,60%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
1.897,00
|
-12,00
|
-0,63%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
144,80
|
+2,20
|
+1,54%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,48
|
+0,25
|
+1,30%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
161,35
|
-0,65
|
-0,40%
|
Bông
|
US cent/lb
|
77,86
|
+1,52
|
+1,99%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
374,90
|
-3,90
|
-1,03%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
274,10
|
+2,30
|
+0,85%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,54
|
0,00
|
-0,32%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet