Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau khi các nhà sản xuất dầu chủ chốt trong và ngoài OPEC kết thúc cuộc họp mà không đạt được bất cứ thoả thuận nào về tăng sản lượng dầu mỏ thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 11/2018 tăng 1,3 USD lên 72,08 USD/thùng, dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng tăng 2,4 USD lên 81,20 USD/thùng.
Trong khuôn khổ Cuộc họp Ủy ban Giám sát hỗn hợp của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Algiers của Algeria, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Arabia Khalis Al-Falih, cho biết, các nước đã không đạt được bất cứ thoả thuận nào về tăng sản lượng dầu mỏ thời gian tới. Theo đó, các đại biểu tham dự cuộc họp đều nhất trí với nhận định giá dầu dao động ở mức 80 USD/ thùng như hiện nay sẽ tốt hơn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nguồn cung dầu không tăng thêm nhưng sẽ được cung cấp đầy đủ trong dài hạn nhờ các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu cam kết thực hiện các “hành động thích hợp”. Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mustapha Guitouni cho biết, việc tăng sản lượng dầu mỏ không nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của OPEC tại Vienna (Áo) vào tháng 12 tới.
"Tôi không gây ảnh hưởng lên giá dầu", Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, phát biểu trước các nhà báo tại một cuộc họp của các bộ trưởng OPEC và đối tác ngoài khối.
Bộ trưởng Falih cho biết, Saudi Arabia - quốc gia thủ lĩnh không chính thức của OPEC - có công suất dự trữ để nâng sản lượng khai thác dầu, nhưng điều này là không cần thiết ở thời điểm hiện tại và cũng có thể không cần thiết vào năm tới. Theo ông Falih, OPEC dự báo rằng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ tăng mạnh trong năm tới, có thể vượt xa tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới. "Thị trường hiện nay đã đủ cung rồi. Tôi không biết là liệu có nhà máy lọc dầu nào trên thế giới hiện muốn mua dầu mà không mua được hay không", ông Falih phát biểu, đồng thời cho biết Saudi Arabia có thể khai thác thêm tới 1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Nga Alexander Novak cũng nói việc tăng thêm sản lượng hiện tại là chưa cần thiết. Ông Novak cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đang tạo ra thách thức đối với thị trường dầu lửa. "Nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm trong quý 4 năm nay và quý đầu tiên của năm tới", ông nói.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng do USD yếu đi. Vàng giao ngay tăng nhẹ 0,04% lên 1.199,57 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 12/2018 tăng 3,1 USD (0,3%) lên 1.204,40 USD/ounce. Các kim loại quý khác cũng tăng nhẹ, trong đó palađi thêm 0,9% lên 1.058,72 USD/ounce vào cuối phiên, mặc dù trước đó có lúc đạt mức cao nhất kể từ 27/2/2018 (1.060,70 USD); bạch kim và bạc cùng tăng 0,3% lên lần lượt 829,10 USD/ounce và 14,29 USD/ounce. Nhu cầu bạch kim và palađi đang và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng, sau khi có tin Volkswagon's Porsche đã giảm sản xuất xe chạy diesel và tăng ô tô điện.
Thanh khoản trên thị trường châu Á giảm trong những giờ cuối phiên vì các thị trường Nhật Bản và Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Chỉ số đồng USD đã giảm sau những bình luận của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi rằng tăng trưởng tiền lương và lạm phát đẩy đồng euro lên giá.
Hiện nay, các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra từ ngày 25-26/9/2018. Nhiều người dự kiến Fed sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp lần này.
Giá vàng đã giảm khoảng 12% kể từ tháng Tư, trước tình hình căng thẳng thương mại leo thang và tiến trình nâng lãi suất tại Mỹ. Mặc dù vàng được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn, song “cuộc chiến thương mại” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thúc đẩy giới đầu tư chuyển hướng sang đồng USD, với nhận định Mỹ sẽ đỡ thua thiệt hơn do tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng vẫn đang quanh mức cao nhất gần 10 tuần do vấn đề thuế giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng giao sau 3 tháng tại London giảm 0,7% xuống 6.320 USD/tấn. Phiên cuối tuần trước, kim loại này đã tăng vọt 4.62% chỉ trong 1 ngày, lên 6.382,5 USD/tấn, lý do bởi mức thuế thấp hơn nhiều so với dự kiến (dự kiến là 25% ngay từ ban đầu, nhưng trên thực tế Mỹ sẽ áp thuế 10% lúc đầu, sau đó tăng lên 25% vào cuối 2018).
Tập đoàn Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) cho biết, thị trường đồng tinh luyện toàn cầu tiếp tục thiếu hụt 45.000 tấn trong tháng 6/2018, sau khi thiếu 50.000 tấn trong tháng 5/2018. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường thiếu 51.000 tấn, so với mức thiếu 148.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng đồng tinh luyện thế giới tháng 6 vừa qua đạt 1,95 triệu tấn, trong khi tiêu thụ 2 triệu tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đường giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng do đồng real yếu đi và khả năng Ấn Độ tăng xuất khẩu. Đường thô giao tháng 10/2018 giảm 0,46 US cent tương đương 4,2% xuống 10,38 US cent/lb, trong khi hợp đồng giao tháng 3/2019 giảm 3,6% xuống 11,23 US cent/lb. Đường trắng giao tháng 12/2018 cũng giảm 13,13 USD tương đương 4% xuống 317,70 USD/tấn.
Cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 1,4 US cent tương đương 1,4% xuống 0,99 USD/lb, trong khi robusta giao tháng 11/2018 tăng 24 USD tương đương 1,6% lên 1.513 USD/tấn.
Lúa mì trên sàn Chicago tăng 1% lên 5,27 USD/bushel vào lúc đóng cửa, sau khi có lúc đạt mức cao nhất 1 tháng là 5,31-1/4 USD/bushel.
Giá lúa mì Nga tiếp tục tăng trong tuần qua do đồng rouble đạt mức cao nhất 6 tuần so với USD và việc kiểm tra chất lượng khắt khe hơn. Công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết, lúa mì Biển Đen xuất khẩu loại 12,5% protein vào cuối tuần vừa qua giá 220 USD/tấn, FOB, tăng 3 USD/tấn so với một tuần trước đó; trong khi công ty tư vấn SovEcon báo giá 222 USD/tấn, tăng 4 USD/tấn. Trên thị trường nội địa, giá lúa mì loại 3 tăng 25 rouble lên 11.050 rouble (166,5 USD)/tấn,
Cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm của Nga đã tăng cường kiểm tra chất lượng ngũ cốc xuất khẩu sau khi một số khách hàng lớn cách đây một tuần phàn nàn về sự giảm sút chất lượng.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
72,08
|
+1,3
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
81,20
|
+2,40
|
+3,05%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
51.920,00
|
-160,00
|
-0,31%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,05
|
+0,01
|
+0,26%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
205,78
|
+0,31
|
+0,15%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
228,95
|
+0,36
|
+0,16%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
701,75
|
+13,75
|
+2,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
69.900,00
|
-300,00
|
-0,43%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.203,40
|
-1,00
|
-0,08%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.325,00
|
-45,00
|
-1,03%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,31
|
-0,04
|
-0,25%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
51,60
|
-0,40
|
-0,77%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
827,90
|
+0,70
|
+0,08%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.061,68
|
+0,17
|
+0,02%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
282,75
|
-0,85
|
-0,30%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.353,00
|
-10,00
|
-0,16%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.060,00
|
-31,00
|
-1,48%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.564,00
|
+68,00
|
+2,72%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.925,00
|
-75,00
|
-0,39%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
360,50
|
+3,25
|
+0,91%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
527,00
|
+5,25
|
+1,01%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
259,25
|
+6,25
|
+2,47%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,83
|
-0,05
|
-0,51%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
841,00
|
-6,25
|
-0,74%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
307,50
|
-1,40
|
-0,45%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,52
|
+0,18
|
+0,64%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
489,30
|
-0,40
|
-0,08%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.235,00
|
+68,00
|
+3,14%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
98,50
|
-1,40
|
-1,40%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,23
|
-0,45
|
-3,85%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
146,45
|
-0,80
|
-0,54%
|
Bông
|
US cent/lb
|
78,58
|
-0,55
|
-0,70%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
339,60
|
-0,70
|
-0,21%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
168,50
|
-0,40
|
-0,24%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,27
|
+0,00
|
+0,32%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet