Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi số liệu từ Chính phủ Mỹ cho hay dự trữ dầu thô của nước này giảm trong tuần trước. Những lạc quan về khả năng Chính phủ và Quốc hội Mỹ sẽ tiến tới một thỏa thuận về gói kích thích kinh tế mới liên quan tới khủng hoảng COVID-19 cũng góp phần đẩy giá dầu lên.
Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 20 US cent lên 47,82 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc tăng 32 US cent lên 51,08 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ ngày 16/12 công bố báo cáo cho hay, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 11/12 vừa qua đã giảm 3,1 triệu thùng, cao hơn mức dự báo giảm 1,9 triệu thùng của giới phân tích tham gia khảo sát của Reuters.
Các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ cho biết họ và Nhà Trắng đã đạt được tiến bộ đáng kể sau thời gian dài nhiều tháng đàm phán về gói kích thích kinh tế mới liên quan đến đại dịch COVID-19 và một dự luật cứu trợ để ngăn chặn chính phủ đóng cửa.
Nhu cầu dầu của Mỹ đã giảm khoảng 13% kể từ đầu năm đến nay do đại dịch COVID-19 và số liệu về doanh số bán lẻ tháng 11/2020 cho thấy chi tiêu tiêu dùng của nước này cũng giảm trong tháng thứ hai liên tiếp do sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19.
Nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu cũng suy yếu, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/12 cảnh báo rằng sẽ phải mất một thời gian để đảo ngược sự suy giảm nhu cầu dầu toàn cầu trong thời kỳ đại dịch. IEA đã điều chỉnh hạ dự báo nhu cầu dầu trong năm nay xuống 50.000 thùng/ngày và trong năm tới là 170.000 thùng/ngày, với lý do lượng nhiên liệu sử dụng cho máy bay khi ít người di chuyển bằng đường hàng không.
Ngày càng nhiều nước ở châu Âu và các bang ở Mỹ thắt chặt các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19 trong mùa Giáng sinh và Năm mới, điều có thể gây sức ép đến nhu cầu dầu mỏ. London đã tăng cường phong tỏa khi yêu cầu các quán bar và nhà hàng đóng cửa, Italy đang xem xét thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong dịp Giáng sinh và Đức có thể sẽ bị phong tỏa cho đến đầu năm 2021.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng lên mức cao nhất trong một tuần, tiếp tục đà tăng của phiên trước nhờ triển vọng về các biện pháp kích thích bổ sung cho nền kinh tế Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Kết thúc phiên này, vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.856,9 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 9/12 là 1.858,26 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2021 tăng 0,3%, lên 1.861 USD/ounce.
Nhà phân tích Kyle Rodda thuộc IG Market cho rằng các thị trường đang chờ kết quả đàm phán về gói kích thích mới tại Mỹ và tin hai đảng có dấu hiệu hợp tác trong đêm trước đã nâng các dự báo lạm phát, từ đó tạo động lực cho giá vàng. Hai cuộc họp của các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ vào ngày 15/12 đã đạt tiến triển đáng kể nhằm kết thúc tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng về gói kích thích. Các nhà đầu tư cũng đang đợi thông báo chính sách cuối cùng trong năm của Fed, với dự báo lãi suất sẽ được duy trì ở mức gần 0%.
Các nhà phân tích cũng nhận định định hướng mới về việc Fed sẽ duy trì chương trình mua trái phiếu trong bao lâu.
Yếu tố hạn chế đà tăng của giá vàng là việc vắc-xin ngừa COVID-19 của Moderna Inc có thể đã sẵn sàng cho việc được cấp phép tại Mỹ trong tuần này, thông tin đã giúp các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 0,9%, lên 2.338,05 điểm, sau khi chạm mức cao nhất trong hơn một tuần là 1.045 USD/ounce; bạc tăng 1,2%, lên 24,78 USD/ounce; trong khi palađi tăng 0,6%, lên 1.042,51 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng lập kỷ lục cao nhất 8 năm, do lạc quan về nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh, tồn trữ và đồng USD giảm và việc đưa ra vắc xin Covid-19 tại một số nền kinh tế lớn.
Giá đồng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,7% lên 7.837 USD/tấn. Trong phiên ngày 11/12/2020, giá đồng đạt 7.973,5 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 2/2013.
Tồn trữ đồng tại London chạm 133.125 tấn, giảm gần 30% kể từ giữa tháng 10/2020. Đồng thời, đồng USD giảm khiến hàng hóa mua bằng đồng bạc xanh rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu và giá.
Sản lượng sản xuất tại Mỹ trong tháng 11/2020 tăng hơn so với dự kiến, được thúc đẩy bởi sản lượng ô tô tăng.
Giá quặng sắt tại Đại tăng vượt ngưỡng 1.000 CNY/tấn do lạc quan về nhu cầu quặng sắt và mối lo ngại về nguồn cung tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc, bởi tình trạng gián đoạn tại Australia. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên tăng 2,9% lên 1.007,5 CNY (154,1 USD)/tấn; quặng sắt trên sàn Singapore tăng 1% lên 154,83 USD/tấn.
Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil giảm tuần thứ 2 liên tiếp trong tuần từ 7-13/12/2020, giảm 1 triệu tấn so với tuần trước đó. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc từ Australia và Brazil giảm 800.000 tấn trong tuần kết thúc ngày 11/12/2020 so với tuần trước đó, Refinitiv cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 3,2%, thép cuộn cán nóng tăng 2,2%, trong khi thép không gỉ giảm 2,4%.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương tại Mỹ giảm do hoạt động bán ra chốt lời sau khi tăng lên mức cao nhất 4,5 năm.
Tại sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 1/2 US cent xuống 11,83-3/4 USD/bushel, sau khi đạt mức cao kỷ lục 11,95 USD/bushel trong đầu phiên giao dịch. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 2-1/2 US cent lên 4,27-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì mềm đỏ, vụ đông giao cùng kỳ hạn giảm 1-1/4 US cent xuống 5,98-1/2 USD/bushel.
Giá cà phê arabica tăng lên mức cao nhất 3 tháng, do hoạt động đẩy mạnh mua vào trong khi các nhà sản xuất găm hàng không bán ra.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn New York tăng 1,95 US cent tương đương 1,6% lên 1,266 USD/lb, trong đầu phiên giao dịch đạt 1,286 USD/lb – cao nhất 3 tháng; robusta kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London tăng 6 USD tương đương 0,4% lên 1.378 USD/tấn.
Giá cà phê được hỗ trợ bởi đồng real Brazil tăng mạnh, điều này cũng khiến các nhà sản xuất hạn chế bán ra, khi hàng hóa mua bằng đồng USD kém hấp dẫn hơn so với đồng nội tệ. Đồng thời, triển vọng sản lượng tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – giảm đáng kể trong năm 2021 cũng hỗ trợ giá.
Giá đường thô tăng khi chính phủ Ấn Độ quyết định trợ cấp cho xuất khẩu. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 0,28 US cent tương đương 2% lên 14,49 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 6,3 USD lên 398,8 USD/tấn.
Quyết định trợ cấp xuất khẩu của Ấn Độ phần lớn đã được dự đoán trước, song hầu hết đều kỳ vọng trị giá trợ cấp lớn hơn cho mỗi tấn đường. Nội các Ấn Độ đã thông qua 1 khoản trợ cấp để khuyến khích các nhà máy đường xuất khẩu 6 triệu tấn đường niên vụ 2020/21, bắt đầu từ ngày 1/10/2020.
Giá cao su trên sàn Osaka giảm trở lại từ mức cao nhất 1 tuần, do hoạt động bán ra chốt lời và thị trường cao su trên sàn Thượng Hải suy yếu.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Osaka giảm 3,5 JPY tương đương 1,4% xuống 240,5 JPY (2,3 USD)/kg, trong đầu phiên giao dịch đạt 249,5 JPY/kg - cao nhất kể từ ngày 8/12/2020.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 210 CNY xuống 14.380 CNY (2.201 USD)/tấn, sau khi tăng lên 14.755 CNY/tấn trong đầu phiên giao dịch, do số liệu kinh tế vững chắc từ nước mua hàng đầu – Trung Quốc.
Giá hàng hóa thế giới sáng 16/12
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
48,09
|
+0,27
|
+0,56%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
51,37
|
+0,29
|
+0,57%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
32.530,00
|
+450,00
|
+1,40%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,71
|
+0,03
|
+1,20%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
136,40
|
+1,11
|
+0,82%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
148,62
|
+0,83
|
+0,56%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
425,75
|
+7,00
|
+1,67%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
47.510,00
|
+210,00
|
+0,44%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.869,00
|
+9,90
|
+0,53%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.210,00
|
+20,00
|
+0,32%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
25,41
|
+0,36
|
+1,43%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
84,00
|
+1,80
|
+2,19%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.037,76
|
+0,56
|
+0,05%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.336,65
|
+2,60
|
+0,11%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
356,70
|
+0,80
|
+0,22%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.836,00
|
+53,50
|
+0,69%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.035,00
|
+5,50
|
+0,27%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.832,00
|
+17,50
|
+0,62%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.925,00
|
+230,00
|
+1,17%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
427,50
|
+0,25
|
+0,06%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
600,75
|
+2,25
|
+0,38%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
335,25
|
-0,75
|
-0,22%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,31
|
-0,03
|
-0,24%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.192,25
|
+4,25
|
+0,36%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
395,30
|
+1,40
|
+0,36%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
38,88
|
+0,16
|
+0,41%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
596,20
|
+0,90
|
+0,15%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.517,00
|
-24,00
|
-0,94%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
126,60
|
+1,95
|
+1,56%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,49
|
+0,28
|
+1,97%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
120,00
|
+2,75
|
+2,35%
|
Bông
|
US cent/lb
|
75,56
|
-0,09
|
-0,12%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
818,60
|
-7,40
|
-0,90%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
156,10
|
+0,70
|
+0,45%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,37
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC/ Reuters, Bloomberg