Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục đà tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 năm, theo đó dầu Brent vượt 60 USD/thùng, do các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung và nhà đầu tư hy vọng vào một gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 1,22 USD (2,1%) lên 60,56 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,12 USD (2%) lên 57,97 USD/thùng. Cả 2 loại dầu đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2020.
Paola Rodriguez Masiu, Phó chủ tịch Công ty Rystad Energy, cho biết: “Việc giá dầu trở lại mức 60 USD cho thấy thị trường dầu cuối cùng cũng hồi phục trở lại sau một thời gian dài ‘chật vật’ tìm lại động lực”.
Giá dầu Brent và WTI đều tăng hơn 60% kể từ đầu tháng 11/2020 đến nay nhờ việc triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cũng như việc thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Công ty Price Futures Group ở Chicago cho biết: “Có vẻ như đang có một sự thay đổi sâu sắc trên thị trường, khi nguồn cung dầu mỏ dư thừa đang biến mất một cách nhanh chóng, nhanh hơn so với dự đoán của bất kỳ ai”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, được gọi là OPEC+, trong tháng Một đã nhất trí tiếp tục duy trì hạn chế việc khai thác trong tháng Hai và tháng Ba. Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã cam kết tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày ngoài hạn ngạch mà OPEC+ đề ra trong hai tháng nói trên.
Các nhà đầu tư cũng cân nhắc khả năng Mỹ tiếp tục triển khai thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy nguồn cung dầu mỏ đang nhanh chóng chuyển từ thừa sang thiếu, đó là chênh lệch giá dầu Brent kỳ hạn gần với kỳ hạn giao sau 6 tháng đã lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2020, là 2,54 USD/thùng. Điều này cho thấy cung – cầu dầu mỏ hiện tại không còn chênh lệch nhiều.
Nhà kinh tế Howie Lee của OCBC cho biết, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia tuần trước đã có động thái cho thấy “tín hiệu rất lạc quan” khi giữ giá dầu thô hàng tháng bán cho khách hàng Châu Á ở mức không thay đổi, khác với dự đoán của các nhà phân tích là sẽ cắt giảm chút ít.
“Tôi không nghĩ có ai muốn bán mạnh dầu mỏ ra khi mà Saudi Arabia có động thái như vậy”, ông Lee cho biết.
Các nhà đầu tư đang theo dõi gói cứu trợ chống COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ, dự kiến sẽ được thông qua để thực hiện ngay trong tháng này.
Cũng nói về nguồn cung, việc Iran chưa sớm quay trở lại thị trường cũng hỗ trợ giá dầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây cho biết Mỹ sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran nếu chỉ để đưa nước này trở lại bàn đàm phán, đáp lại thông tin từ phía Lãnh tụ tối cao của Iran là tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ phải được dỡ bỏ trước khi 2 bên quay trở lại đàm phán.
OPEC+ dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ vượt nguồn cung ngay trong năm 2021 này. Theo đó, nhu cầu dầu thế giới sẽ do các nước đang phát triển sẽ "dẫn dắt" đà tăng, đưa tổng nhu cầu dầu thế giới tăng lên 95,9 triệu thùng/ngày vào năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 4,4%. Con số trên tương đương mức tăng 5,9 triệu thùng/ngày so với mức của năm 2020, thấp hơn dự báo trước đó hồi tháng 12/2020 của OPEC là 6,25 triệu thùng/ngày.
Tổng Thư ký OPEC nhận định, nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021, nhưng cảnh báo các lĩnh vực như lữ hành, du lịch, giải trí và khách sạn có thể mất nhiều năm để phục hồi về mức trước đại dịch.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng hơn 1% trong phiên vừa qua do hy vọng vào gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ - sẽ khiến vàng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư với vai trò là công cụ phòng chống lạm phát.
Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.831,28 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 4/2021 tăng 1,2% lên 1.834,20 USD.
Quốc hội Mỹ đã phát tín hiệu cho thấy sẽ thông qua dự luật về gói kích thích kinh tế trong những ngày tới nhằm hạn chế tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đến nền kinh tế, theo đó các đảng viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đang chuẩn bị một nghị quyết điều chỉnh ngân sách để khi cần có thể thông qua với đa số phiếu ở Quốc hội trong trường hợp phe Cộng hòa từ chối ủng hộ (Dân chủ đang nắm lưỡng viện). Điều này đã tạo thêm động lực cho giá vàng khi một lượng lớn tiền sẽ được bơm vào nền kinh tế và sức ép lạm phát cuối cùng sẽ tác động đến nguồn cung tiền.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 7/2 cho biết Mỹ có thể hồi phục hoàn toàn thị trường việc làm vào năm 2022 nếu gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden được triển khai. Tai Wong, người đứng đầu bộ phận giao dịch phái sinh kim loại quý và cơ bản của BMO cho biết: “Điều đó (thị trường lao động Mỹ hồi phục) sẽ có lợi cho vàng”.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên vừa qua tăng 55,7 US cent, hay 2,06%, lên 27,576 USD/ounce; bạch kim tăng 42,2 USD, hay 3,72%, lên 1.175,2 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua do lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm giữa bối cảnh nhà đầu tư lạc quan về gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ.
Kết thúc phiên này, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,9% lên 8.062 USD/tấn.
Lượng đồng lưu kho trên sàn London (LME) và sàn Thượng Hải (ShFE) hiện tại đều ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm, mặc dù sắp đến Tết Nguyên đán, giai đoạn nhu cầu tiêu thụ thường thấp ở thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc. sản lượng đồng của Peru năm 2020 đã giảm 12,5% xuống 2,15 triệu tấn.
Trong số những kim loại cơ bản khác, tình trạng thiếu thiếc đẩy giá thiếc kỳ hạn giao ngay lên cao hơn so với kỳ hạn tháng 3. Phiên vừa qua, giá thiếc kết thúc ở 1.000 USD/tấn, sau khi đạt mức cao kỷ lục 1.485 USD/tấn hồi tuần trước.
Giá nhôm tăng 0,6% lên 2.027,50 USD/tấn, kẽm giảm 0,5% xuống 2.651 USD/tấn, chì tăng 1% lên 2.073 USD, thiếc giảm 0,5% xuống 22.965 USD và nickel tăng 0,8% lên 18.175 USD.
Đối với nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trong phiên vừa qua, là phiên tăng thứ 3 liên tiếp, do triển vọng tích cực về nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép ở nước sản xuất thép hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, giao dịch thép thưa dần khi Trung Quốc bắt đầu bước vòa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, kéo dài trong vòng 1 tuần.
Trên sàn Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 5 – giao dịch nhiều nhất – tăng 2,9% lên 1.028 CNY (159,21 USD)/tấn, sau khi có thời điểm chạm mức 1.033 CNY – cao nhất kể từ 28/1.
Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 3 – giao dịch nhiều nhất ở sàn này – tăng 2,8% lên 155,15 USD/tấn.
Nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ mặc dù nhu cầu thép đang trong giai đoạn thấp điểm do yếu tố mùa vụ. Thông tin từ Kpler cho hay, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tháng 1/2021 đạt 108 triệu tấn, cao hơn 18 triệu tấn so với tháng 12/2020 và tăng 9 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
Kpler nhận định: “Xu hướng tăng cường nhập khẩu quặng sắt có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021, và mặc dù không phải tất cả các dữ liệu xung quanh mặt hàng quặng sắt đều tốt, nhưng lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có vẻ đang tiến triển tốt".
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ hồi phục trở lại mức cao nhất trong vòng bảy năm rưỡi, giá lúa mì và đậu tương cũng tăng do lượng mua mạnh trước khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo hàng tháng chính thức về dự đoán cung – cầu ngũ cốc thế giới.
Thời tiết bất lợi ở những khu vực trồng trợ chủ yếu của Mỹ cùng với việc USD yếu đi giữa bối cảnh giá dầu thô và chứng khoán tăng cũng góp phần hỗ trợ giá ngũ cốc tăng trong phiên này.
Nhu cầu mua nông sản Mỹ hiện vẫn mạnh, nhất là từ Trung Quốc. Nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới này đã mua lượng đậu tương cao kỷ lục, và gần đây đã thực hiện hợp đồng mua ngô Mỹ với khối lượng nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo đó, giá ngô kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago tăng 15-1/4 US cent lên 5,63-3/4/bushel vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 5,65-3/4 USD, mức cao nhất đối với hợp đồng giao dịch nhiều nhất trên sàn này kể từ ngày 28/6/2013. Các hợp đồng tương lai tháng 3, tháng 5 và tháng 7 năm 2021 đều đạt các mức cao nhất từ trước tới nay (tính theo từng kỳ hạn).
Tương tự, giá đậu tương và lúa mì giao cùng kỳ hạn cũng lần lượt tăng 21 US cent và 14-1/2 US cent lên 13,87-3/4 USD/bushel và 6,55-3/4 USD/bushel.
Giá đường trắng có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 4 năm do nguồn cung đường giao ngay bị thắt chặt trong khi nhu cầu mua khá mạnh.
Kết thúc phiên vừa qua, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 2,80 USD, tương đương 0,6%, xuống 472,00 USD/tấn, sau khi có lúc đạt 479,70 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2017.
Nguồn cung đường hàng thực đang thiếu hụt do tình trạng thiếu container, đẩy giá hợp đồng kỳ hạn tháng 3 tăng lên cao hơn so với kỳ hạn tháng 5.
Đối với đường thô, giá hợp đồng kỳ hạn tháng 3 trong phiên này giảm 0,8% xuống 16,27 US cent/lb.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 trong phiên vừa qua giảm 0,4%, tương đương 0,3%, xuống 1.241 USSD/lb do lượng cà phê trong các kho dự trữ thương mại tăng lên, song thời tiết dự báo sẽ bất lợi ở Brazil đã ngăn giá giảm mạnh.
Trong khi đó, cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 3 USD, tương đương 0,2%, xuống 1.356 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê Việt Nam tháng 1/2021 đạt 160.615 tấn, tăng 10,2% so với một năm trước đó.
Giá cao su tại Nhật Bản đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần gần đây, kéo dài chuỗi tăng giá 3 phiên liên tiếp, do hy vọng vào gói kích thích kinh tế mới của Mỹ và giá dầu tăng làm gia tăng tâm lý chuộng hàng hóa rủi ro của các nhà đầu tư.
Phiên này, cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn Osaka tăng 3,7 JPY (1,5%) lên 243,2 JPY (2,3 USD)/kg vào lúc đóng cửa. Trong phiên có lúc giá đạt 244,5 JPY, mức cao nhất kể từ 18/1.
Giá hàng hóa thế giới sáng 9/2/2021
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
58,48
|
+0,51
|
+0,88%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
61,15
|
+0,59
|
+0,97%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
38.510,00
|
+560,00
|
+1,48%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,91
|
+0,03
|
+1,04%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
168,87
|
+1,39
|
+0,83%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
176,17
|
+1,39
|
+0,80%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
500,00
|
+6,50
|
+1,32%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
52.590,00
|
+660,00
|
+1,27%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.844,00
|
+9,80
|
+0,53%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.223,00
|
+59,00
|
+0,96%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
27,66
|
+0,08
|
+0,30%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
93,30
|
+0,70
|
+0,76%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.180,26
|
+18,52
|
+1,59%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.351,07
|
+10,06
|
+0,43%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
368,20
|
+1,60
|
+0,44%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
8.037,00
|
+124,50
|
+1,57%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.028,00
|
+12,50
|
+0,62%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.651,00
|
-14,50
|
-0,54%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
23.069,00
|
-54,00
|
-0,23%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
567,00
|
+3,25
|
+0,58%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
658,00
|
+2,25
|
+0,34%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
355,50
|
+0,50
|
+0,14%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,97
|
-0,03
|
-0,23%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.398,00
|
+10,25
|
+0,74%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
439,00
|
+2,40
|
+0,55%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
46,02
|
+0,39
|
+0,85%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
565,00
|
+1,40
|
+0,25%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.445,00
|
-27,00
|
-1,09%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
124,10
|
-0,40
|
-0,32%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
16,27
|
-0,15
|
-0,91%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
113,20
|
+1,95
|
+1,75%
|
Bông
|
US cent/lb
|
86,17
|
+0,57
|
+0,67%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
940,00
|
+24,40
|
+2,66%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
163,70
|
+0,30
|
+0,18%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,75
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg