Năng lượng: Giá dầu tăng khá mạnh
Phiên giao dịch cuối tuần qua, giá dầu dao động nhẹ. Theo đó, dầu Brent giảm nhẹ 15 US cent xuống 43,15 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 14 US cent lên 41,11 USD/thùng.
Thị trường dầu mỏ thế giới phiên này chịu tác động từ những yếu tố trái chiều: Cam kết tuân thủ thỏa thuận về hạn ngạch và sức ép từ Saudi Arabia liên quan đến sự cần thiết phải tuân thủ thỏa thuận đã hỗ trợ thị trường, trong khi chỉ huy của lực lượng tự xưng Quân đội Libya cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa xuất khẩu dầu trong vòng một tháng lại gây áp lực lên nguồn cung, làm giảm tác động tích cực từ việc OPEC+ sẽ thúc ép các thành viên thực hiện nghiêm túc cam kết cắt giảm sản lượng.
Mặc dù giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần, giá dầu vẫn tăng do bão Sally ở Vịnh Mỹ tuần qua, một số ngân hàng trong đó có Goldman Sachs dự báo thị trường dầu sẽ thiếu cung, và OPEC+ cho biết sẽ thúc giục các nước thành viên của nhóm thực hiện tốt hơn thỏa thuận cắt giảm sản lượng và xuất khẩu, trong bối cảnh giá dầu gần đây giảm. Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng 8,3%, trong khi dầu WTI tăng 10,1%.
Tại Libya, ngày 18/9, Tướng Khalifa Haftar khẳng định lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông đã quyết định nối lại việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ với điều kiện doanh thu phải được chia công bằng cũng như đảm bảo nguồn tiền này sẽ không được dùng để hỗ trợ khủng bố.
Các công nhân tại mỏ dầu Shahara của Libya đã bắt đầu trở lại làm việc, sau khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia (NOC) của nước này thông báo dỡ bỏ tình trạng “bất khả kháng” về sản xuất dầu vì cho rằng an ninh đã được đảm bảo tại các cơ sở sản xuất và cảng xuất khẩu dầu. Hiện 4 công ty thuộc NOC, trong đó có Công ty Dầu mỏ vùng Vịnh Arab (AGOCO) với sản lượng 300.000 thùng/ngày ở thời điểm đầu năm 2019 và công ty Sirte Oil, đã chỉ thị các nhân viên thực hiện các biện pháp cần thiết để khôi phục sản lượng sớm nhất có thể.
Chưa rõ khi nào các công ty sẽ nối lại hoạt động sản xuất dầu. Hiện NOC chưa đưa ra bình luận.
Từ năm 2014, tại Libya tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. GNA kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của Liên hợp quốc, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, LNA hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ. Từ đầu năm nay, các lực lượng ủng hộ Tướng Haftar đã phong tỏa các khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ chính của Libya để đòi phân chia doanh thu công bằng.
Hoạt động sản xuất dầu mỏ của Libya đã gần như bị đình trệ kể từ tháng 1/2020 khi lực lượng quân đội miền Đông (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar áp đặt phong tỏa xuất khẩu năng lượng sau khi phát động chiến dịch quân sự nhằm vào thủ đô Tripoli - thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA). Lệnh phong tỏa dầu mà Libya đang áp dụng đã khiến sản lượng dầu của nước này giảm xuống chỉ còn hơn 100.000 thùng/ngày, từ mức 1,2 triệu thùng/ngày trước đó.
Về OPEC+, nhóm này đã hạ mức cắt giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày vào tháng Tám, từ mức kỷ lục trước đó là 9,7 triệu thùng/ngày. Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng của OPEC+ đã tiến hành cuộc họp vào ngày 17/9, trong đó kéo dài thời gian mà các nước đã không tuân thủ đầy đủ việc hạn chế sản lượng trong những tháng trước có thể thực hiện việc cắt giảm bù. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã nhấn mạnh tất cả các nước cần tuân thủ mức trần sản lượng, đồng thời cảnh báo đối với các nhà giao dịch đang đặt cược vào sự đi xuống của giá dầu. Nhà phân tích tại Commerzbank, Eugen Weinberg, cho rằng nếu việc cắt giảm bổ sung được thực thi, thì lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ có thể được đẩy lùi và lượng dự trữ đã giảm đáng kể.
Mức giá hiện nay thấp hơn nhiều mức hòa vốn đối với phần lớn các nước sản xuất trong nhóm OPEC+ và nếu giá dầu ở mức 30 USD/thùng có thể đe dọa đến sự ổn định chính trị của một số nước sản xuất chủ chốt. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng các mức giá dầu hiện nay đang gây căng thẳng cho tài chính công của một số nước sản xuất lớn. Người phụ trách chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, Helima Croft, cho hay nếu giá dầu giảm mạnh, các nước sản xuất dầu sẽ phải bảo vệ tài chính trong nước. Bà Croft nhận định OPEC+ ít nhất sẽ hoãn thực hiện kế hoạch hạ mức cắt giảm sản lượng xuống 5,8 triệu thùng/ngày, điều sẽ đưa thêm 2 triệu thùng dầu/ngày vào thị trường, khi OPEC+ nhóm họp vào tháng 12 tới.
Về triển vọng giá dầu, Goldman Sachs dự đoán thị trường dầu quý IV/2020 sẽ thiếu hụt 3 triệu thùng/ngày, và giá dầu Brent cuối năm 2020 sẽ ở mức 49 USD/thùng, đến quý III/2021 sẽ đạt 65 USD/thùng.
Ngân hàng Thụy Sĩ UBS cũng nhận định có khả năng thị trường sắp đến giai đoạn cung không đáp ứng đủ nhu cầu, và dự báo giá dầu Brent sẽ tăng lên 45 USD/thùng trong quý IV/2020 và lên 55 USD vào giữa năm 2021.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 2 liên tiếp
Giá vàng phiên cuối tuần dao động nhẹ trong bối cảnh đồng USD yếu đi và lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới hồi phục khó khăn do Covid-19.
Kết thúc phiên, vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.953,72 USD/ounce, tính chung cả tuần giá tăng nhẹ 0,6%; vàng kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 0,6% trong phiên này, lên 1.962,10 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,8% xuống 26,88 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 1,3% xuống 928,51 USD và palađi tăng 1,1% lên 2.360,26 USD.
Thị trường vàng tiếp tục được hậu thuẫn bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới, nhất là Mỹ, đều tiếp tục tăng cường kích thích kinh tế; dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp… Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuần này đã quyết định sẽ duy trì lãi suất gần 0% trong một thơi gian dài, và đang xem xét gói trợ cấp trị giá 1,5 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng những thay đổi trong chính sách tiền tệ - đã tác động đến giá vàng – sẽ không có tác động mạnh như thời gian qua, sau quyết định của Fed vào ngày 16/9 trong việc duy trì lãi suất ở mức gần 0% cho đến cuối năm 2023 để hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Diễn biến của giá vàng kể từ sau khi phục hồi vào tháng Bảy đã gây lo ngại xu hướng đi lên trong bối cảnh bất ổn kinh tế do đại dịch có thể mất đi phần nào động lực. Một số nhà chiến lược cho rằng diễn biến của giá vàng đã thoát khỏi tác động từ những thông tin về các ngân hàng trung ương.
Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered dự báo giá vàng sẽ trung bình 2.000 USD/ounce trongquý IV/2020 và 2.125 USD trong năm 2021.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng mạnh
Giá đồng đã đi lên 6 tuần liên tiếp, và tăng 55% kể từ sau khi giảm xuống mức thấp nhất 45 tháng vào tháng 3/2020.
Trong phiên cuối tuần, giá đồng chạm mức cao nhất trong vòng 2 năm do các nhà đầu cơ mua mạnh bởi đồng USD yếu đi và kinh tế Trung Quốc – nước tiêu dùng kim loại hàng đầu thế giới – hồi phục mạnh. Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London kết thúc ở 6.837 USD, tăng 0,8% so với lúc đóng cửa phiên liền trước, trong phiên có lúc giá đạt 6.850 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6/2018, trước khi
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tháng 8/2020 tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng, trong khi OECD nâng dự báo về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong năm nay.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá kẽm tăng 1,1% lên 2,542 USD/tấn, nhôm tăng 0,7% lên 1.792,50 USD/tấn, trong khi chì giảm 0,1% xuống 1.908,50 USD, nickel giảm 1,2% xuống 14,910 USD và thiếc giảm 0,4% xuống 18,120 USD.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên thị trường Trung Quốc đảo chiều đi lên trong phiên cuối tuần sau khi số liệu cho thấy lượng quặng lưu tại các cảng biển Trung Quốc tăn chậm lại trong tuần này.
Trên sàn Đại Liên, quặng giao tháng 1/2021 kết thúc tuần tăng 1,6% lên 803 CNY (118,90 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vẫn giảm 3,6% - mức giảm mạnh nhất trong gần 7 tháng, do đã giảm liên tiếp ở 3 phiên cuối tuần. Trên sàn Singapore, quặng sắt phiên cuối tuần tăng 2,5% lên 120,66 USD/tấn, và tính chung cả tuần cũng giảm giảm 4,5%.
Giá thép tại Trung Quốc tăng trong phiên cuối tuần, với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 23 CNY (khoảng 3,4 USD) lên 3.603 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giao cùng kỳ hạn cũng tăng 36 CNY lên 3.723 CNY/tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc – nước chiếm hơn một nửa sản lượng thép của thế giới – tuần qua đã chạm mức thấp nhất trong nhiều tuần do lượng quặng lưu tại các kho chứa hàng của các cảng biển Trung Quốc tăng khoảng 10% kể từ tháng 6 - khi chạm mức thấp nhất trong hơn ba năm. Tuy nhiên, lượng quặng lưu kho nói trên tại 45 cảng lớn của Trung Quốc tính đến ngày 17/9 vẫn ổn định ở 114,9 triệu tấn, chỉ cao hơn 0,3% so với mức 363.000 tấn của tuần trước đó.
Giá quặng sắt giảm trong tuần qua cũng kéo theo sự sụt giảm sản lượng thép tại Trung Quốc, do chi phí nguyên liệu thô cao hơn đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
Nông sản: Giá hầu hết tăng, nhất là ngũ cốc
Giá đậu tương đã tăng trong 17/19 phiên giao dịch gần đây nhờ việc Trung Quốc mua mạnh.
Phiên cuối tuần qua, giá đậu tương trên sàn Chicago tiếp tục tăng, đạt mức cao nhất 2 năm do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc. Trong khi đó, giá lúa mì cũng tăng 3% do lo ngại nguồn cung của các nước sản xuất chủ chốt bị thắt chặt, còn giá ngô tăng phiên thứ 3 liên tiếp.
Cụ thể, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 5 US cent lên 10,43-1/2 USD/bushel vào lúc đóng cửa, sau khi có thời điểm đạt 10,46-3/4 USD, mức cao nhất kể từ tháng 5/2018; lúa mì kỳ hạn tháng 12 tăng 18-3/4 US cent lên 5,75 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 5,78 USD - cao nhất kể từ ngày 21/2; ngô giao cùng kỳ hạn cũng tăng 3-1/4 US cent lên 3,78-1/2 USD/bushel.
Theo công ty nghiên cứu thị trường AgResource (có trụ sở tại Chicago), việc Trung Quốc tiếp tục mua đậu tương của Mỹ trong khi năng suất đậu tương lại thiếu chắc chắn đã giúp giá mặt hàng nông sản này tăng cao. Nông dân tại khu vực Biển Đen không sẵn sàng bán ra giữa bối cảnh tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài và thời gian gieo hạt tối ưu cho lúa mì vụ đông sẽ khép lại vào đầu tháng Mười. AgResource cho biết, Trung Quốc đã đảm bảo có thêm 132.000 tấn đậu tương và 210.000 tấn ngô được giao cho nước này trong giai đoạn 2020-2021.
Giá cà phê arabica giảm suốt 5 phiên của tuần qua do các quỹ hàng hóa bán mạnh sau khi dự báo sẽ có mưa ở Brazil – giúp cây cà phê sinh trưởng tốt. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 4,5 US cent (3,8%) xuống 1,135 USD/lb, mức thấp nhất trong vòng một tháng rưỡi. Cà phê robusta phiên này cũng giảm, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 giảm 31 USD (2,2%) xuống 1.356 USD/tấn. Tính chung cả tuần, cà phê arabica giảm 14%, trong khi robusta giảm 5,4%.
Hầu hết các khu vực ở Brazil dự kiến sẽ có mưa, chấm dứt nỗi lo về khô hạn (lo ngại về thời tiết khô hạn ở Brazil là lý do chính đẩy giá arabica tăng trong thời gian qua).
Giá đường tăng trong phiên cuối tuần, theo đó đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,15 US cent (1,2%) lên 12,77 US cent/lb, là phiên tăng thứ 4 liên tiếp và là mức giá cao nhất kể từ 1/9. Tính chung cả tuần, đường thô tăng giá được 7,2% do nhu cầu mua mạnh đối với hàng physical. Đường trắng phiên này cũng đi lên, với hợp đồng kỳ hạn tháng 12 tăng 3,3 USD (0,9%) lên 371,50 USD/tấn; tính chung cả tuần tăng gần 4%. Mức chênh lệch (rẻ hơn) giá đường trắng giữa hợp đồng kỳ hạn tháng 12/2020 với kỳ hạn tháng 3/2021 giảm gần đây, cho thấy nhu cầu đang mạnh.
Giá dầu cọ Malaysia trong phiên cuối tuần tăng hơn 3%, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm, theo xu hướng đi lên của các loại dầu thực vật khác và do nhu cầu mạnh từ khách hàng Trung Quốc trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng.
Kết thúc phiên này, dầu cọ kỳ hạn tháng 12 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 107 ringgit (3,6%) lên 3.082 ringgit (749,88 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/1. Tính chung cả tuần, giá tăng 9,6% và là tuần tăng mạnh nhất kể từ 25/9/2015.
Trung Quốc – khách hàng mua dầu cọ lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ - sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần, bắt đầu từ 1/10. Do đó, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên cũng tăng 2,66%, trong khi dầu cọ trên sàn này tăng 2,74% trong cùng phiên cuối tuần.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất hơn 2 tuần trong phiên cuối tuần, nối dài chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, do Thủ tướng mới của Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục những chính sách của người tiền nhiệm – gọi là Abenomics, và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) nâng nhẹ dự báo về kinh tế nước này.
Kết thúc phiên cuối tuần, trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 2/2021 tăng 0,7 JPY (0,4%) lên 186 JPY/kg, cao nhất kể từ 2/9. Tính chung cả tuần, hợp đồng này tăng giá 5%, là tuần đầu tiên tăng trong vòng 3 tuần. Tại Thượng Hải, cũng phiên cuối tuần, hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 1% lên 12.550 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 11/9
|
Giá 18/9
|
18/9 so với 17/9
|
18/9 so với 17/9 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
37,33
|
41,11
|
+0,14
|
+0,34%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
39,83
|
43,15
|
-0,15
|
-0,35%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
27.520,00
|
28.710,00
|
-510,00
|
-1,75%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,27
|
2,05
|
+0,01
|
+0,29%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
109,49
|
123,66
|
+1,22
|
+1,00%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
108,96
|
115,90
|
-0,08
|
-0,07%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
324,00
|
339,75
|
-0,25
|
-0,07%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
40.700,00
|
43.030,00
|
-170,00
|
-0,39%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.947,90
|
1.962,10
|
+12,20
|
+0,63%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.628,00
|
6.572,00
|
-24,00
|
-0,36%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
26,86
|
27,13
|
+0,03
|
+0,11%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
91,20
|
90,50
|
-1,40
|
-1,52%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
930,83
|
931,20
|
-8,48
|
-0,90%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.324,35
|
2.360,88
|
+28,46
|
+1,22%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
303,95
|
311,60
|
+4,50
|
+1,47%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.739,00
|
6.812,50
|
+32,00
|
+0,47%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.775,00
|
1.792,50
|
+11,50
|
+0,65%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.471,00
|
2.538,00
|
+24,00
|
+0,95%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.102,00
|
18.115,00
|
-75,00
|
-0,41%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
368,50
|
378,50
|
+3,25
|
+0,87%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
542,00
|
575,00
|
+18,75
|
+3,37%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
270,50
|
283,25
|
+10,50
|
+3,85%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,12
|
12,52
|
+0,27
|
+2,16%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
996,00
|
1.043,50
|
+15,00
|
+1,46%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
324,60
|
342,10
|
+6,80
|
+2,03%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,71
|
35,14
|
+0,28
|
+0,80%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
517,40
|
531,30
|
-0,60
|
-0,11%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.548,00
|
2.641,00
|
+41,00
|
+1,58%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
132,45
|
113,50
|
-4,50
|
-3,81%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,60
|
13,38
|
+0,15
|
+1,13%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
116,65
|
118,30
|
+1,15
|
+0,98%
|
Bông
|
US cent/lb
|
64,81
|
65,66
|
-0,19
|
-0,29%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
640,40
|
578,60
|
-19,00
|
-3,18%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
133,90
|
140,90
|
+2,10
|
+1,51%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,31
|
1,36
|
+0,01
|
+0,74%
|
Nguồn:VITIC/Reuters, Bloomberg