menu search
Đóng menu
Đóng

TT hàng hóa quốc tế tuần tới 23/4:Giá dầu và vàng giảm, đường và kim loại tăng

14:00 24/04/2021

Tuần qua, thị trường hàng hóa nguyên liệu biến động thất thường.
 
Năng lượng: Giá dầu giảm
Giá dầu thế giới tuần qua giảm trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ và Nhật Bản gia tăng mạnh khiến thị trường lo ngại về triển vọng nhu cầu của dầu mỏ.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tăng nhờ nhu cầu ở phương Tây hỗ trợ giá. Theo đó, dầu Brent Biển Bắc tăng 71 US cent (1,1%) lên 66,11 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 71 US cent (1,2%) lên 62,14 USD/thùng.
Sang đến phiên cuối tuần, các chỉ dấu cho thấy nhu cầu dầu tăng tích cực ở phương Tây đã góp phần hỗ trợ đà tăng giá dầu. Trong bốn tuần qua, nhu cầu tiêu thụ xăng của Mỹ đạt trung bình 8,9 triệu thùng/ngày, tăng 61,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu trong nước ghi nhận xu hướng phục hồi mạnh khi mùa du lịch Hè bắt đầu.
Tại châu Âu, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng Tư có kết quả vượt ngoài kỳ vọng, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu “vàng đen” đang tăng lên.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 1,7%, trong khi giá dầu Brent cũng hạ 1%. Giá của hai loại dầu chủ chốt này hiện nay đã tăng hơn 27% so với thời điểm đầu năm.
Theo bà Paola Rodriguez-Masiu, Phó Chủ tịch phụ trách thị trường dầu mỏ của công ty tư vấn Rystad Energy, thị trường đang quan sát những yếu tố sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu dầu mỏ, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới ở Ấn Độ và Nhật Bản đang tăng nhanh nhưng nhu cầu lại phục hồi ở Mỹ và châu Âu.
Tariq Zahir, nhà quản lý của Tyche Capital Advisors, cho biết mức giảm giá dầu trong tuần qua chủ yếu là do dịch COVID-19 ở Ấn Độ diễn biến nghiêm trọng và trong tương lai, các diễn biến trên thị trường sắp tới sẽ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nhu cầu.
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 23/4 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 332.730 ca mắc mới COVID-19 và 2.263 ca tử vong. Cả hai con số này đều là những con số ghi nhận theo ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Ấn Độ. Theo đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ đến nay đã lên tới 16.263.695 ca, trong khi số ca tử vong lên tới 186.920 ca.
Thủ đô New Delhi đã ra lệnh phong tỏa trong sáu ngày, cùng với 13 bang khác trên khắp Ấn Độ quyết định áp đặt các biện pháp hạn chế, giới nghiêm hoặc phong tỏa. Tại Nhật Bản, ngày 23/4, Chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 vì dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và hai tỉnh phía Tây gồm Osaka và Hyogo.
Sau Trung Quốc và Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt là các nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 và thứ 4 trên thế giới.
Michael Tran, nhà phân tích tại RBC Capital Markets, cho biết việc đại dịch COVID-19 bùng phát tại Ấn Độ vẫn là một trong những rủi ro chính trong ngắn hạn. Chuyên gia này nhận định, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ưu tiên các hoạt động kinh tế và kêu gọi chính quyền địa phương sử dụng biện pháp đóng cửa chỉ như phương án cuối cùng. Tuy nhiên, việc hạn chế đi lại chắc chắn sẽ khiến tiêu thụ dầu mỏ trên thị trường sụt giảm, gây áp lực lên biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu (và có thể là nhu cầu dầu thô trong tương lai), đặc biệt là khi xuất khẩu xăng của Trung Quốc đang gần mức cao nhất từ trước đến nay.
Liên quan đến nhu cầu dầu mỏ ở Mỹ và châu Âu có thể phục hồi mạnh vào mùa Hè này, các chuyên gia cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất dầu khác, hay còn được gọi là nhóm OPEC+, có thể sẽ tăng nguồn cung vượt xa mục tiêu hiện tại vào tháng 7/2021. Trước đó, tại cuộc họp vào đầu tháng Tư, nhóm đã quyết định tăng sản lượng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong ba tháng từ tháng 5-7/2021. OPEC+ dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 28/4.
Theo Tariq Zahir, nhà quản lý của Tyche Capital Advisors, Saudi Arabia có thể giảm dần quy mô chương trình cắt giảm sản lượng và có khả năng dầu của Iran quay trở lại thị trường. Tehran và các cường quốc trên thế giới đã đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán nhằm “cứu” thỏa thuận hạt nhân năm 2015, mà nếu thành công, các lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ được dỡ bỏ và sản lượng dầu của nước này sẽ gia tăng.
Kim loại quý: Giá vàng giảm nhẹ
Tuần qua, những biến động của đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ được đánh giá là hai nhân tố chính chi phối thị trường vàng thế giới.
Trong phiên đầu tuần (19/4), giá vàng đi xuống sau khi được giao dịch ở mức cao hơn nhiều so với bình thường trong tuần trước. Tuy nhiên, đồng USD yếu hơn và lợi suất trái phiếu chính phủ giảm đã hỗ trợ giữ cho kim loại này không giảm sâu hơn.
Sang phiên giao dịch 20/4, giá vàng lấy lại đà tăng, giữa bối cảnh việc giá đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm đã làm tăng nhu cầu mua vàng để bảo toàn tài sản. Ở phiên này, chỉ số đồng USD giảm 0,1% so với các đồng tiền chủ chốt sau khi chạm mức thấp nhất gần bảy tuần, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 1,6%.
Giá vàng tiếp tục tăng gần 1% cao trong phiên giao dịch 21/4, khi lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 1,6%, làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ vàng, tài sản không sinh lời, trong khi đồng USD ở mức thấp.
Tuy nhiên, tới phiên 22/4, giá vàng quay đầu giảm trước sự mạnh lên của đồng USD. Edward Meir, chuyên gia phân tích của công ty ED&F Man Capital Markets, cho biết cả đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 của Mỹ năm đều tăng, từ đó gây áp lực lên giá vàng.
Trong phiên cuối tuần (23/4), giá vàng tiếp tục giảm, khi số liệu khả quan về thị trường nhà đất thúc đẩy lợi nhuận trái phiếu gia tăng và làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này. Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.777,24 USD/ounce, từ bỏ mức tăng ban đầu được thúc đẩy bởi USD yếu; vàng kỳ hạn tháng 6 giảm 0,2% xuống 1.777,8 USD/ounce.
Đồng USD tăng 0,2% so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong phiên là 1,587%.
Tính chung cả tuần, giá vàng ước tính giảm khoảng 0,1%. Tính từ đầu năm đến nay, iá vàng đã giảm 6%, chủ yếu là do áp lực từ đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ.
Chuyên gia cấp cao về phân tích thị trường của OANDA Edward Moya cho hay giá vàng chịu tác động xấu trong vài tháng qua do lợi suất trái phiếu tăng, nhưng hiện giá kim loại quý này đã tăng khá nhiều. Cũng theo chuyên gia Moya, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn có nhiều biến động và giới đầu tư sẽ được chứng kiến nhiều biện pháp thận trọng hơn trong quý tới.
Theo thống kê, doanh số bán nhà mới tại Mỹ đạt 1,021 triệu căn trong tháng Ba, mức cao nhất kể từ năm 2006. Các chuyên gia nhận định số liệu này “đủ sức nặng” để đẩy lợi suất trái phiếu lên cao hơn và gây sức ép giảm giá đối với vàng. Cụ thể, giá vàng giao tháng Sáu giảm 0,2% xuống 1.777,80 USD/ounce.
Carsten Fritsch, nhà phân tích tại ngân hàng Commerzbank cho rằng để giá vàng có thể vọt lên mức 1.800 USD/ounce, thị trường cần phải chứng kiến sự đảo ngược dòng chảy vốn của các quỹ trao đổi vàng.
Theo nhà phân tích này, lượng vàng chảy khỏi các quỹ ETF đã chậm lại, với mức trung bình hàng ngày trong tháng Tư đạt 1,5 tấn, thấp hơn so với mức tương ứng gần 6 tấn trong tháng Ba.
Ông Fritsch dự báo các quỹ ETF sẽ tăng lượng nắm giữ vàng và giá kim loại quý này sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm.
Ngoài ra, một số nhà phân tích thị trường cũng cho rằng giá vàng có khả năng tăng do căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga. Hiện nay, giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra trong tuần tới.
Trong số những kim loại quý khác, giá palađi tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục do lo ngại về nguồn cung và đặt cược nhu cầu đang cải thiện, trong khi vàng giảm do số liệu kinh tế của Mỹ mạnh mẽ.
Palađi đạt mức cao kỷ lục tại 2.925,14 USD/ounce và có tuần thứ 2 tăng giá liên tiếp. Đóng cửa giá tăng 0,4% lên 2.849,18 USD/ounce.
Nhiều nhà phân tích dự kiến giá tiếp tục hướng tới 3000 USD do các nhà sản xuất ô tô tăng cường mua kim loại này, làm tồi tệ hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trong khi đó vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.777,24 USD/ounce, từ bỏ mức tăng ban đầu được thúc đẩy bởi USD yếu. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 0,2% xuống 1.777,8 USD/ounce.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm cao nhất 3 năm
Trong phiên cuối tuần, giá nhôm tăng lên mức cao nhất trong 3 năm bởi lo lắng về nguồn cung từ Trung Quốc, nơi chính quyền đang kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Theo đó, giá nhôm trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,3% lên 2.370 USD/tấn. Giá nhôm đã chạm 2.389 USD tăng hơn 20% kể từ đầu tháng 1.
Điện phần lớn sản xuất từ than tại Trung Quốc có thể chiếm 30 – 40% chi phí luyện nhôm. Thành phố Baotou ở Nội Mông Trung Quốc gần đây đã yêu cầu một số nhà máy điện và sản xuất công nghiệp đóng cửa trong nỗ lực đáp ứng mục tiêu tiêu thụ năng lượng.
Dự trữ nhôm tại sàn LME đạt gần 1,8 triệu tấn đã giảm 8% kể từ giữa tháng 3.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt ở Châu Á tăng trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần tăng tuần thứ 5 liên tiếp do việc hạn chế sản lượng thép để chống ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc và nhu cầu thép toàn cầu mạnh mẽ .
Quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,2% lên 1.104.5 CNY (170,11 USD)/tấn. Hợp đồng này đã tăng 4,3% trong tuần này. Trên sàn Singapore, giá quặng sắt tăng 1,3% lên 181,35 USD/tấn. Giá quặng sắt giao ngay tại Trung Quốc ở mức 187 USD/tấn trong ngày 22/4, giảm so với mức kỷ lục 188,5 USD đạt được trong ngày 21/4, theo công ty tư vấn số liệu SteelHome.
Giá thép tại Thượng Hải tiếp tục tăng, với thép thanh tăng 1,7% lên 5.299 CNY/tấn, chỉ thấp hơn mức kỷ lục 5.300 CNY một chút. Thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 5.590 CNY/tấn, sau khi chạm mức đỉnh 5.597 CNY/tấn.
Nhà phân tích J.P. Morgan cho biết việc hạn chế sản xuất thép hơn nữa tại Trung Quốc cũng giúp giá thép tăng vọt ở Châu Á, với thép cuộn cán nóng tăng lên 900 USD/tấn.
Nông sản: Giá đường tăng mạnh
Phiên cuối tuần, giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa ổn định tại 16,91 US cent/lb, sau khi đạt đỉnh tại 17,08 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa giảm 1,2 USD hay 0,3% xuống 461,2 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đường vẫn được hỗ trợ tốt, với triển vọng mùa vụ yếu kém tại Brazil và Liên minh Châu Âu.
Ngân hàng Citi đã giảm dự báo dư thừa đường trong niên vụ 2021/22 xuống khoảng 2,9 triệu tấn, thấp hơn 22% so với ước tính hồi tháng 3, chủ yếu do hạ sản lượng tại Brazil. Ngân hàng này dự báo giá trong quý 2 đạt trung bình 16,2 US cent/lb.
Giá cà phê kỳ hạn trên thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều trên cả hai sàn trong phiên 23/4, nhưng trái ngược hẳn so với phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 giảm 2 USD xuống 1.408 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tăng 1,95 US cent lên 136,15 US cent/lb (1 lb = 0,454 kg).
Giá cà phê Robusta trên sàn London đã điều chỉnh giảm nhẹ sau khi tăng 3 phiên liên tiếp. Trong khi giá cà phê Arabica tăng mạnh trở lại. Hiện giá cà phê Arabica đã vượt qua mức đỉnh của tháng này. Còn giá cà phê Robusta vẫn giữ được mức cao nhất 3 tuần qua.
Một loạt các thông tin tiêu cực về dịch COVID-19 đang bao trùm lên thị trường. Ấn Độ ghi nhận hơn 250,000 ca dương tính mới cùng 1.700 ca tử vong. Trong khi đó, Nhật Bản phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp với 3 thành phố lớn Tokyo, Osaka, Hyogo từ ngày 29/4 - 9/5, thời điểm trùng với đợt nghỉ lễ “Tuần lễ Vàng” khiến cho nhu cầu tiêu thụ có khả năng sụt giảm mạnh.
Đồng real của Brazil đạt mức cao nhất trong 2 tháng so với USD đã khiến nông dân nước này hạn chế bán ra bởi lợi nhuận thấp và do đó góp phần đẩy giá tăng lên.
Giá cao su Nhật Bản tăng do giá ở Thượng Hải và giá dầu tăng, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi lo sợ về số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh ở Nhật Bản và Ấn Độ. Theo đó, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,5 JPY hay 0,6% lên 237,1 JPY (2,2 USD)/kg. Nhưng tính chung cả tuần giá giảm 0,3%.
Giá cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 9 tăng 125 CNY lên 14.105 CNY (2.172 USD)/tấn.
Gây áp lực lên giá là Thái Lan đã bán 104.000 tấn cao su tự nhiên từ kho dự trữ nhà nước.
Tồn trữ cao su tại các kho của sàn giao dịch Thượng Hải không đổi so với tuần trước.
Giá một số mặt hàng chủ chốt

 

ĐVT

Giá 16/4

Giá 22/4

22/4 so với 23/4

22/4 so với 23/4 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

63,13

61,92

-0,22

-0,35%

Dầu Brent

USD/thùng

66,77

65,82

-0,29

-0,44%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.720,00

41.300,00

-70,00

-0,17%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,68

2,73

0,00

-0,18%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

203,99

 

-0,61

-0,31%

Dầu đốt

US cent/gallon

189,57

186,85

-0,50

-0,27%

Dầu khí

USD/tấn

531,50

523,50

-1,50

-0,29%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.800,00

55.600,00

+130,00

+0,23%

Vàng New York

USD/ounce

1.780,20

1.782,00

+4,20

+0,24%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.206,00

6.175,00

-23,00

-0,37%

Bạc New York

USD/ounce

26,11

26,14

+0,02

+0,08%

Bạc TOCOM

JPY/g

92,00

90,80

-0,20

-0,22%

Bạch kim

USD/ounce

1.205,72

1.238,44

+6,55

+0,53%

Palađi

USD/ounce

2.776,48

2.864,93

+4,96

+0,17%

Đồng New York

US cent/lb

417,30

438,70

+4,60

+1,06%

Đồng LME

USD/tấn

9.211,00

9.551,50

+150,50

+1,60%

Nhôm LME

USD/tấn

2.315,00

2.364,50

+1,50

+0,06%

Kẽm LME

USD/tấn

2.856,00

2.852,00

+29,50

+1,05%

Thiếc LME

USD/tấn

26.616,00

26.780,00

-5,00

-0,02%

Ngô

US cent/bushel

573,75

644,00

+11,50

+1,82%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

655,00

729,75

+17,50

+2,46%

Lúa mạch

US cent/bushel

381,00

407,75

+4,50

+1,12%

Gạo thô

USD/cwt

12,88

13,79

+0,06

+0,44%

Đậu tương

US cent/bushel

1.422,50

1.524,25

+8,25

+0,54%

Khô đậu tương

USD/tấn

406,40

427,80

+2,00

+0,47%

Dầu đậu tương

US cent/lb

54,24

59,40

+0,62

+1,05%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

651,90

695,00

+2,50

+0,36%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.464,00

2.450,00

+8,00

+0,33%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

131,20

138,50

+2,35

+1,73%

Đường thô

US cent/lb

16,57

16,88

0,00

0,00%

Nước cam

US cent/lb

116,20

115,95

-0,65

-0,56%

Bông

US cent/lb

85,03

89,15

+0,35

+0,39%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

1.294,70

1.238,60

+48,00

+4,03%

Cao su TOCOM

JPY/kg

163,00

168,00

+0,70

+0,42%

Ethanol CME

USD/gallon

2,01

2,20

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:VITIC / Reuters, Bloomberg